Có rất nhiều triệu chứng tiềm tàng của các khối u não, nhưng không phải người bệnh nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng ấy.
Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, tùy thuộc vào vị trí khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của nó.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của các khối u não:
Đầu to bất thường: Với trẻ dưới 2 tuổi biểu hiện của u não có thể là kích thước vòng đầu tăng lên bất thường, các khớp sọ giãn rộng, thóp phồng, da đầu căng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu, có thể thấy mắt của bệnh nhân ở vị trí nhìn xuống. Bên cạnh đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có biểu hiện tăng động và rối loạn hành vi nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến biểu hiện của trẻ.
Đau đầu: Đau đầu trầm trọng là biểu hiện thường gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân u não.
Thường đau nhiều vào sáng sớm hay nửa đêm về sáng, đau dai dẳng, lặp lại hàng ngày, càng ngày càng đau nhiều hơn về cả cường độ và thời gian.
Trẻ nhỏ chưa biết phàn nàn thì bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như bỏ ăn, quấy khóc, ngủ ít, vật vã.
Thay đổi về trí nhớ hoặc suy nghĩ: Các khối u có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hoặc tính cách của một người, có nhiều khả năng gặp vấn đề trong việc ghi nhớ mọi thứ, cảm thấy bối rối hoặc chịu đựng kém trước những vấn đề cần phải suy nghĩ.
Nôn và buồn nôn: Bệnh nhân có khối u não thường có biểu hiện nôn, buồn nôn đi kèm với triệu chứng đau đầu, thường nôn vào buổi sáng, sau mỗi lần nôn bệnh nhân thường mệt hơn, nhưng đỡ đau đầu.
Thời gian đầu các biểu hiện chưa rõ ràng nên nhiều người thường nhầm lẫn đó có thể là vấn đề bệnh lý tiêu hóa, đến khi thực hiện các xét nghiệm, chỉ định cho kết quả rõ ràng hơn mới phát hiện ra là u não.
Thị lực kém
Bán manh: Thường gặp trong trường hợp u chèn vào 1 phần của cửa dày thị giác hay giải thị giác.
Liệt vận nhãn: Gây nhìn đôi, với bệnh nhân liệt dây thần kinh VI thì thường có biểu hiện lác trong, liệt dây thần kinh III biểu hiện lác ngoài. Hội chứng parinaud (bệnh nhân không hội tụ được mắt) thường gặp khi u chèn vào cuống não hoặc u vùng tuyến tùng.
Rung giật nhãn cầu: Thường gặp ở bệnh nhân u hố sau.
Phù gai thị: Đây là dấu hiệu nặng thường gặp trong tăng áp lực nội sọ. Khi nghi ngờ có tăng áp lực nội sọ nên soi đáy mắt để xác định vì qua giai đoạn phù gai thị sẽ chuyển sang teo gai thị có thể dẫn đến mù.
Mất kiểm soát hành vi: Cụ thể, người bệnh đi lại loạng choạng, hay bị ngã, rối loạn thăng bằng, rối tầm, liệt các dây thần kinh sọ não.
Căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm: Hay cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng, dễ kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc luôn ở trạng thái buồn ngủ cũng là một trong những biểu hiện cần chú ý.
Yếu liệt và tê bì: Cảm giác yếu liệt, tê bì, cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân. Tê, yếu thường có xu hướng một bên thân người. Nhất là bệnh nhân có hội chứng của trên lều tiểu não: thường sẽ giảm hoặc mất cảm giác nửa người, yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nói, rối loạn nhìn, rối loạn ý thức, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ.
Khi cơ thể gặp các triệu chứng này bạn cần tới gặp các sĩ để được chuẩn đoán sớm, chính xác và tìm ra phương án điều trị thích hợp.
Động kinh: Các khối u có thể đè đẩy vào các tế bào thần kinh não, tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não sẽ gây ra các cơn động kinh.
Một số vấn đề khác bạn cần biết:
Phần lớn các khối u phát sinh ở những người không có yếu tố nguy cơ đã biết.
Một số khối u não là nguyên nhân do rối loạn di truyền.
Trẻ em và người lớn trên 60 tuổi có nhiều khả năng phát triển khối u, nhưng nó đều có nguy cơ ở mọi lứa tuổi.
Đối với các khối u não lớn hoặc ác tính, phương pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, thuốc, xạ trị hoặc hóa trị.
Tin tốt: Không phải tất cả các khối u não đều nghiêm trọng. Nhiều nó nhỏ và lành tính, và không cần điều trị, chỉ cần theo dõi sự tăng trưởng hoặc thay đổi của nó.
Lam Anh (Tổng Hợp)