Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ "trên trời" 130 triệu đồng/kg

Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ "trên trời" 130 triệu đồng/kg

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 01/01/2024 09:15

Một loài vật trong suốt như thủy tinh, ví như "vàng trắng". Có lẽ bởi mức giá đắt đỏ "trên trời" của nó khi đến tay người dùng.

Trong số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đắt đỏ trên thế giới không thể không nhắc đến lươn thủy tinh. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là cá chình châu Âu hoặc lươn châu Âu. Hiện, lươn thủy tinh đang có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là đặc sản "thần dược" giúp tăng cường sinh lý cho nam giới.

Đời sống - Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ 'trên trời' 130 triệu đồng/kg

Chính sự đắt đỏ và vẻ bề ngoài trong suốt đã khiến nhiều người ví lươn thủy tinh như "vàng trắng". Không chỉ vậy, lươn thủy tinh trở thành mặt hàng buôn lậu từ châu Âu đến tận bàn ăn châu Á, mang về lợi nhuận "khủng" hàng tỷ USD và khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Lươn thủy tinh có tên khoa học là Anguilla anguilla. Tên thường gọi là cá chình Châu Âu hay lươn Châu Âu. Một số chuyên gia cho rằng loài lươn này đã xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước, gần đảo Borneo (đảo lớn thứ ba thế giới, thuộc chủ quyền ba nước: Brunei, Indonesia và Malaysia...

Loại lươn này là một loại cá di cư, có một vòng đời sinh trưởng phát triển của mình khá dị thường và bí ẩn. Mà cho đến nay các nhà khoa học không thể lý giải nổi. Đặc biệt trong quá trình hành trình đi tìm cuộc sống này, lươn Châu Âu phải di chuyển hàng ngàn ngàn km. Trải qua một số giai đoạn trưởng thành rất khác nhau, được đánh dấu bởi những thay đổi về màu sắc của da.

Ở giai đoạn trưởng thành, lớp da trong suốt như thủy tinh kia sẽ biến đổi thành màu vàng. Và khi sinh sản, da của chúng sẽ đổi sang màu bạc. Lươn Châu Âu chỉ sinh sản môt lần trong suốt cuộc đời của nó. Thông thường mùa bắt lươn non bắt đầu từ tháng 11 hằng năm.

Đời sống - Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ 'trên trời' 130 triệu đồng/kg (Hình 2).

Lươn Châu Âu hiện được ghi nhận là sinh sản ở biển Sargasso, nằm giữa Bắc Đại Tây Dương. Trứng sau khi sinh ra nở thành ấu trùng, rồi trôi dạt theo dòng hải lưu Gulf Stream, để đến thiềm lục địa bờ biển châu âu. Cuộc hành trình này kéo dài hơn 5000 km, thường phải mất ít nhất từ 200 ngày cho đến hơn 1 năm.

Trước khi đi vào các vùng ven biển thềm lục địa. Ấu trùng biến đổi trở thành con lươn thủy tinh màu trong suốt. Và khi vào đến cửa sông chúng thường tụ tập và sinh sống ở quanh khu vực này.

Một số tiếp tục di chuyển ngược dòng thâm nhập sâu vào các vùng nước ngọt trong đất liền. Những con lươn đã xâm nhập này, phần lớn chúng dành hết cuộc đời của nó ở đó.

Đời sống - Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ 'trên trời' 130 triệu đồng/kg (Hình 3).

Điều kỳ lạ nhất ở loại lươn "độc lạ" này là sau một thời gian dài sinh sống trong đất liền với môi trường sống là nước ngọt, nước lợ (khoảng từ 5 – 25 năm). Khi lươn Châu Âu phát triển đến giai đoạn sinh sản. Chúng lại di cư bơi ngược dòng ra biển Sargasso (nơi chúng đã từng sinh ra) để đẻ trứng và chết luôn ở đó. Có thể nói lươn thủy tinh là loài cá duy nhất trong đời, 2 lần vượt Đại Tây Dương. Đó là từ lúc sinh ra cho đến lúc chết.

Thời gian vừa qua, số lượng lươn châu Âu non đã giảm 99% trong 30 năm qua, phần lớn do hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Chúng nằm trong các vali nhập lậu hoặc các lô hải sản châu Âu được chở bằng máy bay đến châu Á, rồi chúng được đưa vào nuôi trong các trại lươn.

Đã có thời điểm nghề này mang về khoảng 3,7 tỷ USD mỗi năm, theo Tổ chức Bảo tồn Lươn châu Âu.

Đời sống - Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ 'trên trời' 130 triệu đồng/kg (Hình 4).

Cận lươn thủy tinh giá đắt đỏ theo năm tháng.

Được ví như "vàng trắng" nên giá lươn thủy tinh rất đắt đỏ. Điển hình tại Trung Quốc và Nhật Bản, lươn thủy tinh được coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý. Lươn thủy tinh bán ở Trung Quốc với giá 5.500 USD/kg (hơn 130 triệu đồng). Còn tại Pháp, một kg lươn thủy tinh có giá 250 Euro. Đây được cho là loài lươn đắt nhất thế giới.

Từng có một giai đoạn, giá lươn thủy tinh có giá "trên trời". Còn thông thường, giá 1 con có thể lên đến 10 EUR (250.000 đồng)

Đời sống - Cận cảnh loài lươn bé như que tăm, giá đắt đỏ 'trên trời' 130 triệu đồng/kg (Hình 5).

Lươn thủy tinh, loài lươn kỳ lạ và đắt nhất thế giới.

Những năm trở lại đây lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Tuy nhiên, đến nay, các biện pháp bảo vệ loài động vật này vẫn có nhiều lỗ hổng.

Do nhu cầu nhiều hơn cung nên lươn thủy tinh ngày càng hiếm. Đặc biệt, việc sụt giảm nguồn dự trữ đối với giống lươn Nhật Bản, các trang trại trong khu vực Đông Á đã phải nhập khẩu lươn thủy tinh từ châu Âu và châu Mỹ, sau đó nuôi nhốt chúng đến khi trưởng thành và đem đi tiêu thụ.

Lươn giàu chất dinh dưỡng nhưng ai không nên ăn?

- Người bị bệnh gout không nên ăn lươn. Lươn là thực phẩm giàu đạm. Người bệnh gout ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

- Người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt lươn ở dạng chế biến chiên xào, nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu cháo, nướng,…

- Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử 1 ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.