Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’

Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 2, 27/03/2017 17:06

Nhiều vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng có nguyên nhân từ hơn 4.000 đường ngang dân sinh tự phát. Đây là một trong những vấn đề đáng ngại, gây bức xúc dư luận.

Đường ngang dân sinh mở tự phát, trái phép đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với an toàn giao thông đường sắt.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’

Khu vực đường sắt chạy qua phía sau chợ Cổ Nhuế, người dân "tiện đường" sang chợ tại đây thay vì đi theo lối cổng chính cách đó không xa.

Báo cáo tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trung tuần tháng Ba vừa qua, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: "Cả nước hiện có 4.211 lối đi dân sinh, là những đường ngang mở trái phép".

Ba tháng đầu năm, trên cả nước ghi nhận nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng, thiệt hại to lớn về người và tài sản. Trong số đó, không ít vụ có nguyên nhân xuất phát từ những đường ngang dân sinh trái phép như vậy.

 

Mới đây nhất, vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa SE2 từ TP.HCM đi Hà Nội và xe tải BKS 75C – 026... đã khiến 3 người tử nạn tại đường ngang dân sinh xóm Mía (thôn Thủy Yên Hạ, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nguyên nhân là do đường ngang dân sinh không có rào chắn.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc khảo sát tại một số địa điểm từng được coi là “điểm đen” về an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn Hà Nội.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’ (Hình 2).

 Dân cư quá đông, nhu cầu tăng cao nên chợ Cổ Nhuế bị quá tải.

Tại thôn Trù, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, chợ Cổ Nhuế rất rộng, có bãi để xe quy hoạch khoa học, giá vé xe được tính theo quy định. Tuy nhiên, đa số người dân ở khu vực xung quanh “tiện đường” vào chợ bằng cách băng qua đường sắt Hà Thái (Hà Nội - Thái Nguyên) có đoạn chạy dọc qua phía sau chợ (chừng vài trăm mét). Bên cạnh đó, một số đường ngang dân sinh ở khu vực này hiện cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi nhu cầu đi lại của người dân rất cao.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’ (Hình 3).

"Chợ cóc" vẫn hoạt động quanh khu vực hành lang an toàn giao thông đường sắt, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khi được hỏi, đa số người dân bày tỏ, việc đi qua đường sắt giúp họ đến chợ gần hơn, tiện lợi hơn. Hàng quán cũng được bày bán quanh khu vực này rất nhiều. “Khi nào có tàu, có còi chúng tôi tự biết dừng lại để tránh”, một người phụ nữ xách làn vội vã băng qua đường sắt để sang chợ, nói.

Không chỉ ở chợ Cổ Nhuế, dọc tuyến đường từ ngã ba Ngọc Hồi qua Tựu Liệt (thuộc huyện Thanh Trì) đi sâu xuống huyện Thường Tín theo Quốc lộ 1A, có rất nhiều đường ngang dân sinh do người dân tự mở để tiện lối vào nhà. Thay vì đi đúng lối rẽ cách đó không xa, có gác chắn cẩn thận, việc người dân băng qua những đường ngang tự mở hết sức nguy hiểm.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’ (Hình 4).

 Đường ngang dân sinh tự phát ở khu vực ngã ba Ngọc Hồi tới đường Tựu Liệt.

Tại cổng bệnh viện Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội), đoạn đường sắt chạy qua cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên chốt trực nhưng nhiều người bán hàng rong vẫn tìm cách bán hàng quanh khu vực này.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’ (Hình 5).

Bên cạnh cổng bệnh viện Bạch Mai có đường sắt chạy qua, nhếch nhác rác rưởi.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Hoàng Mạnh Thủy - Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 cho biết: “Trước thực trạng có 12 điểm đường ngang dân sinh giao cắt đường sắt trên địa bàn, phường đã phối hợp với công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái khảo sát, dự kiến cuối tháng Ba sẽ thực hiện đường gom. Quá trình làm, phường sẽ đứng ra chứng kiến công ty ký cam kết với nhân dân không sử dụng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt”.

Xã hội - Cận cảnh những đường ngang dân sinh giỡn mặt ‘tử thần’ (Hình 6).

 Đường ngang dân sinh rất nguy hiểm đến an toàn giao thông đường sắt.

Được biết, để bảo vệ tính mạng người dân, phường đã có công văn gửi công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái để phối hợp chặt chẽ về vấn đề này. Vị Phó chủ tịch phường cũng cho hay, từ khi tách phường đến nay chưa từng ghi nhận một vụ tai nạn nào liên quan đến đường sắt.

Hiện nay, phường có tổ bảo vệ dân phố, tổ tự quản, công an thường xuyên tổ chức lực lượng trực chốt ở các điểm đường ngang dân sinh, nhất là khu chợ, đặc biệt là giờ cao điểm 6h-8h30, chiều từ 14h-18h. Lịch chốt trực hàng ngày do công an phường xây dựng, báo cáo UBND phê duyệt.

Liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương, ông Thủy cho biết, phường thường xuyên có những bài phát thanh, tuyên truyền để bà con cùng thực hiện.

Về phản ánh của phóng viên trước tình trạng "chợ cóc" họp gần khu vực hành lang an toàn giao thông đường sắt, ông Thủy cho hay, việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân.

Ông Thủy thừa nhận, lực lượng cán bộ địa phương còn mỏng cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến bảo vệ an toàn giao thông đường sắt. Mặc dù công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái đã chủ động rào chắn hai bên nhưng vấn đề này chưa triệt để.

Dương Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.