Cần lưu ý những thói quen tốt cho tiêu hóa

Cần lưu ý những thói quen tốt cho tiêu hóa

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 4, 12/04/2017 16:03

Các chuyên gia cho biết những thói quen lành mạnh là liều thuốc hữu hiệu bảo vệ hệ tiêu hóa.

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia y tế chứng minh rằng nhịp sinh học, giấc ngủ ảnh hưởng đến sự ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng, chuyển hóa tốt... Sự gián đoạn của giấc ngủ và nhịp sinh học có thể làm tăng tính dễ tổn thương của hệ tiêu hóa, bao gồm trào ngược, viêm loét dạ dày thực quản, viêm ruột, bệnh ruột kích thích và cả ung thư đường tiêu hóa.

Miệng - thực quản

Tiêu hóa bắt đầu từ miệng là quá trình nhai, tiết nước bọt và nuốt. Trong giấc ngủ, nhai giảm rõ rệt, sản xuất nước bọt giảm đáng kể, pH nước bọt cũng giảm trong đêm, nuốt giảm từ khoảng 25 lần mỗi giờ khi thức còn khoảng 5 lần mỗi giờ trong khi ngủ.

Giảm co thắt thực quản, cơ vòng thực quản dưới cũng giảm trương lực, giãn hơn trong khi ngủ. Kết hợp với hiện tượng tăng tiết axit dịch vị ban đêm, giảm co bóp dạ dày làm cho triệu chứng trào ngược tăng khi ngủ, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ.

Tư vấn - Cần lưu ý những thói quen tốt cho tiêu hóa

 Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Dạ dày

Vai trò chính của dạ dày bao gồm quá trình axit hóa thức ăn và kiểm soát dòng chảy của viên thức ăn vào tá tràng giúp tối ưu hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Dạ dày tiết axit làm biến tính một số protein giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn, kiểm soát nồng độ vi sinh vật theo thức ăn vào đường tiêu hóa. Giấc ngủ và nhịp sinh học có thể ảnh hưởng đến việc tiết axit và nhu động dạ dày.

Đỉnh bài tiết axit dạ dày ở người bình thường là từ 22h đến 2h. Các nghiên cứu cho thấy người bệnh bị loét tá tràng bị mất những nhịp điệu của bài tiết axit, thường tăng tiết cả ngày và đêm. Chu kỳ co bóp của dạ dày thường xảy ra 2-4 lần/phút, di chuyển viên thức ăn vào tá tràng, khi ngủ sẽ giảm tần số và biên độ co bóp, do vậy thời gian làm trống dạ dày sẽ chậm hơn.

Ruột non

Ruột non chịu trách nhiệm cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đẩy viên thức ăn tới đại tràng. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng sản xuất amylase, tăng tiêu hóa tinh bột và không thay đổi protease tiêu đạm trong khi ngủ. Sự hấp thu ở ruột non vào ban đêm cũng chậm hơn.

Đại tràng, trực tràng

Nhu động đại tràng giảm trong giấc ngủ. Cơ vòng hậu môn trong vẫn co, giữ áp lực chủ động, áp suất ống hậu môn lớn hơn áp lực trực tràng để duy trì việc không đi vệ sinh trong giấc ngủ. Rối loạn chu kỳ ngủ - thức hoặc đồng hồ sinh học của ruột non và đại tràng đã được chứng minh có liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Từ tất cả các yếu tố trên, cần làm gì để đường tiêu hóa khỏe?

Thuận nhịp thời gian, tốt cho tiêu hóa

1. Duy trì thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng từ 5h-7h vì sau ngủ dậy, áp suất trực tràng cao hơn ống hậu môn, cả cơ vòng hậu môn trong và ngoài đều giãn.

2. Ăn sáng không được trễ sau 9h vì sau một đêm, sự tăng tiết amylase, nồng độ đường huyết giảm, cơ thể thiếu năng lượng hoạt động. Bữa sáng cần đầy đủ các nhóm thực phẩm trong đó phải có tinh bột.

3. Bữa trưa không được sau 13h, bởi nếu ăn trễ sau giờ này các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa tốt nhất, dạ dày rỗng lâu, tăng nồng độ axit tự do gây tăng viêm loét dạ dày tá tràng, đầy và đau bụng vào buổi chiều tối.

4. Không ăn tối sau 18h, do nhịp độ trao đổi chất và sản xuất dịch tiêu hóa trong dạ dày giảm sau đó. Nếu ăn trễ sẽ kéo dài thời gian lưu thức ăn ở dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ do kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu.

 5. Rối loạn hệ thống vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa gây đầy bụng, rối loạn hấp thu, viêm ruột, tiêu chảy, viêm da, tăng dị ứng... Ngoài lý do vệ sinh, miễn dịch còn do rối loạn nhịp sinh học ăn uống, làm mất quân bình axit-kiềm, nhu động và thời gian vận chuyển viên thức ăn trong đường tiêu hóa.

6. Các bệnh khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa là tiền đề cho các bệnh lý như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, ung thư... có thể khởi động ban đầu do thay đổi chu kỳ nhịp sinh học tiêu hóa. Nên ăn đúng giờ.

7. Để bảo vệ sức khỏe, sống lâu, sống khỏe, ngoài việc quan tâm chất lượng thực phẩm cần phải quay về thuận với nhịp của thời gian.

Hãy sống chậm hơn, đừng để lỡ nhịp sinh học gây những hậu quả mà phải 10-15 năm hay hơn nữa mới thấy.

Theo Tiền Phong

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.