Cần tính toán kỹ việc xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao hơn 58 tỷ USD

Cần tính toán kỹ việc xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao hơn 58 tỷ USD

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 13/11/2018 18:15

Theo nhiều ĐBQH, việc triển khai đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao ở thời điểm hiện tại là hợp lý. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ cũng như kêu gọi nguồn hỗ trợ xã hội hóa trong bối cảnh chúng ta đang cần tiền để đầu tư cho nhiều việc khác.

Mới đây, thông tin về dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (nối Hà Nội với TP.HCM) tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo đó, dự án này có trị giá 58,71 tỷ USD sẽ ưu tiên xây dựng trước hai đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM với mục tiêu đi vào vận hành trong năm 2032.

Được biết, dự án này được đầu tư theo hình thức PPP (vốn Nhà nước 80% để đầu tư hạ tầng, vốn nhà đầu tư 20% để mua sắm đoàn tàu).

Chính trị - Cần tính toán kỹ việc xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao hơn 58 tỷ USD

Dự kiến tàu tốc độ cao tại Việt Nam dùng công nghệ tương tự tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản (Ảnh: Hitravel).

Cũng giống như các dự án giao thông khác, dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao cũng vấp phải nhiều ý kiến lo ngại, băn khoăn của nhiều người. Trong đó, vấn đề nợ công được bàn luận nhiều.

Một câu hỏi được nêu ra là việc xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại liệu đã cần thiết? Phải làm thế nào để giảm bớt nỗi lo nợ công?

Bên hành lang Quốc hội, PV báo Người Đưa Tin lắng nghe một số ý kiến của ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Thưa đại biểu, ông đánh giá như thế nào về vai trò, tầm quan trọng của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam? Thực sự đã đáng đầu tư xây dựng hay chưa khi ngành đường sắt vẫn đang ì ạch?

Đối với nước ta, hiện nay ngành đường sắt đã có tuổi thọ kéo dài rất lâu năm, tàu đã xuống cấp. Trong khi đó, đường sắt là phương tiện vận chuyển hàng hóa rất hữu hiệu, ngoài tải hàng hóa còn vận chuyển hành khách, do vậy không những ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới đều có một ngành đường sắt cao tốc rất hiệu quả. Việt Nam hiện chưa có đường sắt cao tốc mà chỉ có đường sắt thường phát triển ở mức trung bình.

Tôi cho rằng, Quốc hội biểu quyết thông qua đầu tư ngành đường sắt rất quan trọng, phù hợp với tình hình hiện nay, cũng như đường sắt cao tốc Bắc – Nam đầu tư vốn trung hạn để kéo dài thời gian xây dựng đường này. Có thể thấy, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam này sẽ mang lại hiệu quả hết sức thiết thực trong việc vận chuyển khách cũng như vận tải hàng hóa. Vì những hiệu quả mà nó mang lại, không có lý do gì ta không đầu tư cho dự án này.

Nhiều ý kiến lo ngại về việc thu hồi vốn, dẫn đến nợ công? Ý kiến của ông thế nào?

Điều này nhiều người lo ngại thì tôi thấy cũng đúng, bởi nó là thực tế khách quan. Vì hiện nay, trần nợ công của chúng ta rất cao. Mặc dù Chính phủ hàng năm đều quyết tâm giảm trần nợ công, nhưng, đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam vốn rất lớn, đầu tư ngân sách của ta có giới hạn nên cần phải vay vốn của nước ngoài và trong nước, có sự kết hợp với nhau, nên trần nợ công có thể tăng thêm chút nhưng vẫn đảm bảo nằm trong ngưỡng Quốc hội cho phép.

Hiện nay, chúng ta cũng đã xác định đầu tư phải trọng tâm, trọng điểm, cho đầu tư phải xác định có hiệu quả, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội…

Nếu đầu tư cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam, có thể cắt hoặc hoãn, tạm dừng một số dự án hiện nay chưa hiệu quả, chưa thật sự cần thiết để lấy vốn đó đầu tư.

Chính trị - Cần tính toán kỹ việc xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao hơn 58 tỷ USD (Hình 2).

ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, nên xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Vậy theo đại biểu, vấn đề cốt lõi ở dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là gì?

Vấn đề ở đây là làm sao sử dụng dự án này một cách thực sự hiệu quả, cho nên các nhà đầu tư và đặc biệt là chủ đầu tư của bộ GTVT cũng cần có một sự tính toán hết sức chi li, phải cầu thị, lắng nghe ý kiến nhiều ngành, nhiều cấp, phải có khách quan trong đầu tư. Tôi tin là Bộ trưởng bộ GTVT cũng đã có một phương án tính toán cụ thể về vấn đề này.

Cá nhân đại biểu kỳ vọng gì ở tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam?

Quốc hội cũng có bàn về đường sắt cao tốc Bắc – Nam, có ý kiến băn khoăn có nên hay không xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này?. Nhưng cuối cùng nhiều ý kiến cho rằng, nên xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, bởi thấy được hiệu quả về kinh tế, xã hội mà tuyến đường sắt này mang lại trong tình hình hiện nay.

Đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nguy hiểm xảy ra, gây bức xúc trong dư luận, nguyên nhân là do đường sắt xuống cấp và ý thức của một bộ phận người dân khi đi qua trục đường ray... Nên, tôi nghĩ rằng phải xây dựng đường sắt cao tốc và phải đảm bảo đúng tiến độ.

Cần kêu gọi hỗ trợ xã hội hóa!

ĐBQH Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) chia sẻ thêm: “Đường sắt là phương tiện vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa, đảm bảo bớt tai nạn giao thông so với đường bộ vì có đường đi riêng. Tuy nhiên, đúng là có lo ngại về nguồn vốn, nhưng có thể xã hội hóa một phần như mời các nhà đầu tư ứng trước để lại cho các nhà đầu tư một số công trình, hạ tầng như nhà ga để khai thác... Tôi ủng hộ hoàn toàn làm tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, nhưng cần kêu gọi hỗ trợ xã hội hóa, kêu gọi nhiều cách để làm sao hạn chế được ngân sách Nhà nước”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.