Câu chuyện thiền môn: Gỗ và sơn

Câu chuyện thiền môn: Gỗ và sơn

Thứ 3, 26/11/2013 08:29

Người ta thường nói rằng “ Nhìn vào cách đi đứng, ăn mặc của một ai đó là có thể đánh giá được anh ta là người như thế nào “. Đúng vậy ! vì cái vẻ bên ngòai tuy không phải là điều cốt lõi nói hết được bên trong của họ nhưng lại là những cái mà người ta cảm nhận được bằng giác quan sinh ra nhận thức và ý thức.

Chính những cái vẻ bên ngòai lại là những điều hấp dẫn hay tránh xa  ảnh hưởng  một cách trtực tiếp đến mọi người xung quanh. Và cũng chính người ta cũng hay nói “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”… Sao lại có những quan điểm trái ngược với nhau 180 độ như vậy? Và đâu là quan điểm đúng, đâu là quan điểm sai ?

Nếu còn chấp vào đúng sai thì chính chúng ta dễ xảy ra biên kiến, một bên như vậy không thể thấy hết cái sự đúng về nhân sinh quan. Cái mà cúng ta cho là đúng thì chỉ đúng với một số người này mà lại sai với những đối tượng khác. Cái mà chúng ta bảo là sai thì đối với người khác lại đúng. Bởi vậy cho nên, muốn suy xét một vấn đề gì hãy nhìn vào cái nhân duyên bên ngoài và bên trong của đối tượng để phân tích rồi hãy đưa ra kết luận cuối cùng thì sát xuất đúng trong nhận xét nhiều hơn nghĩa là còn chấp nhận mức độ sai bởi sự chủ quan.

Thiền++ - Câu chuyện thiền môn: Gỗ và sơn

Quay lại vấn đề “gỗ” và “sơn”, ta thấy rằng muốn cho người ta thấy được cái chất lượng gỗ “ tốt” thì phải trình bày cho thấy được cái bên ngòai của gỗ : màu sắc, thời gian sử dụng, niên đại trường tồn…và bằng những lát cắt bên trong, môi trường sống…qua đó người ta mới nhận định và xếp gỗ vào lọai tốt như thế nào. Nếu gỗ thật sự tốt mà thiếu đi cái sự sáng tạo chế biến làm tôn vinh cái đẹp tự nhiên , sự hữu dụng của gỗ…thì vẫn mãi chỉ là “một khúc cây” mà thôi.

Chúng ta chính là những cái cây của một rừng, cái quan trọng nhất là cây nào cũng là gỗ cả mặc dù khác nhau về lọai. Đừng bao giờ bắt mọi người phải tìm tòi khám phá cái chất “gỗ tốt” trong bản ngã của mỗi người khi mà không cố gắng tạo cho mình cái vỏ “sơn “ bề ngòai thật thân thiện, bắt mắt. Bởi vì công dụng bất di bất dịch của” gỗ” là tạo nên cái đẹp, cái hữu dụng cho cuộc sống chứ không phải là để đó trơ trọi rồi tự mục ruỗng theo thời gian. Đừng bắt mọi người phải thấy mình khi chính mình chưa thấy được mình và người khác, hay nói đúng hơn là đừng bắt mọi người phải yêu thương mình trong khi mình còn chưa trải lòng với mọi người và với ngay cả bản thân.

Chúng ta chính là những người biết tạo cho chính mình cái “ nước sơn” làm sao thật hiệu quả cho bản thân mình và mọi người. Cái “ nước sơn “ này có đẹp hay không chính là do cái chất lượng của “gỗ tốt” như thế nào. Hãy tạo cho mình một cái nhìn thiện cảm trong con mắt mọi người xung quanh. Hãy tạo cho mình một hình ảnh đáng tin cậy, uy tín trong cách ăn nói hành xử bằng cái tâm chân thật để qua đó mọi người có thể đánh giá chính mình. Cái giá trị đích thực của mình chính là sự nhận xét công tâm khách quan từ người khác qua cuộc sống và tiếp xúc. Cái tôi, cái bản ngã của mỗi người chính là con sâu nguy hại gây nên sự mục ruỗng và làm cho gỗ biến chất dần đến vô dụng.

Nói tóm lại, “Sơn” và “gỗ” luôn luôn cần thiết song hành với cuộc sống của một cái cây để cho nó trở nên hữu dụng. Không thể biên kiến bên này hay bên kia mà phải hài hòa theo nhân duyên thích hợp. Ai cũng có một ý thức như vậy thì đúng là một đời người, một rừng cây”, cuộc sống trở nên xanh tươi và ý nghĩa tràn đầy nhựa sống.

Nguyên Hùng (Gdptductam)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.