Cầu Thăng Long – Hà Nội sẽ được sửa chữa như thế nào?

Cầu Thăng Long – Hà Nội sẽ được sửa chữa như thế nào?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 6, 07/09/2018 09:39

Bộ trưởng GTVT cho rằng, cần ưu tiên đơn vị xây dựng cầu Thăng Long trước đây hợp tác nghiên cứu thực hiện việc sửa chữa vì họ có nền tảng khoa học phát triển và là người thật, việc thật.

Cận cảnh cầu Thăng Long - Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Để tìm ra giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long, TP.Hà Nội, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì buổi họp bàn phương án sửa chữa, xử lý vào ngày 6/9, và cho rằng, phải có giải pháp khắc phục bền vững, ít nhất là từ 10 năm trở lên.

Nhìn nhận về cầu Thăng Long, Bộ trưởng Thể cho biết, đây là cây cầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội và cả nước, tuổi đời của cây cầu đến nay đã được trên 30 năm. Cầu Thăng Long là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây.

Tin nhanh - Cầu Thăng Long – Hà Nội sẽ được sửa chữa như thế nào?

Mặt cầu Thăng Long bị xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Thành Long)

Đánh giá về các đợt sửa chữa trước, Bộ trưởng Thể cho rằng, dù đã có nhiều đợt sửa chữa mặt cầu nhưng chưa đáp ứng được so với kỳ vọng của xã hội và thực tế yêu cầu. 

Việc tổ chức nghiên cứu dự án sửa chữa căn cơ cầu Thăng Long nói chung và mặt cầu nói riêng là yêu cầu bắt buộc đối với ngành GTVT. Giải pháp sửa chữa lần này phải khắc phục bền vững, ít nhất là từ 10 năm trở lên.

“Các giải pháp phải đảm bảo được mục tiêu này mới được xem xét, các đề xuất mang tính chất thử nghiệm sẽ không thực hiện. Nếu các giải pháp không đáp ứng được yêu cầu, các đơn vị tham gia phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng GTVT khẳng định.

Tin nhanh - Cầu Thăng Long – Hà Nội sẽ được sửa chữa như thế nào? (Hình 2).

Bộ GTVT đang tìm giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long. (Ảnh: Thành Long)

Cũng theo Bộ trưởng Thể, cần ưu tiên cho đơn vị đã xây dựng cầu Thăng Long trước kia hợp tác nghiên cứu, thực hiện dự án vì họ có nền tảng khoa học phát triển và là người thật, việc thật.

Để đánh giá kỹ hơn về mức độ xuống cấp của cầu Thăng Long, vị Tư lệnh ngành Giao thông yêu cầu tổng cục Đường bộ phối hợp với cục Đường sắt kiểm định lại tổng thể toàn bộ cầu để đánh giá những biến động của kết cấu cầu.

Ngoài ra, vụ Hợp tác Quốc tế phối hợp với tổng cục Đường bộ mời các chuyên gia, doanh nghiệp đã xây cầu của Nga sang để trao đổi kinh nghiệm sửa chữa. Thành lập một tổ chuẩn bị đề cương, đưa ra mục tiêu rõ ràng để trao đổi, thảo luận, để giải quyết vướng mắc. Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, họ sẽ tham gia hoặc sẽ xin Chính phủ cơ chế để chỉ định thầu.

Trước đó, tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất 3 phương án sửa chữa gồm:

Phương án 1: Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng). Đồng thời, khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế của Liên Xô trước đây.

Phương án 2: Chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu nhưng không sửa chữa phần kết cấu thép. Phương án này, có một nhược điểm là sẽ không xử lý triệt để được hiện tượng nứt dọc do bản thép bị mỏi, suy giảm khả năng chịu tải.

Phương án 3: Cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa (sử dụng loại bê tông nhựa gia cường cốt sợi thủy tinh để cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông nhựa)…

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.