Một chàng trai tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng nấm phổi nặng mặc dù không hút thuốc lá hay dùng chất kích thích.
Một thời gian trước, Tiểu Trương thường xuyên ho có đờm, lúc đầu cứ nghĩ là do cảm cúm thông thường nên anh ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc một thời gian, tình trạng của Tiểu Trương vẫn không thuyên giảm. Một ngày nọ, Tiểu Trương đột ngột bị sốt, khó thở, có một công nhân đưa anh đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện có rất nhiều lỗ hốc trong phổi, trông giống như lưới đánh cá.
Bác sĩ Lưu Quang Minh, trưởng Khoa Phổi của bệnh viện trung ương số 1 thành phố Thiên Tân cho biết, Tiểu Trương bị nhiễm nấm phổi candida vô cùng nghiêm trọng.
May mắn thay, sau khi Tiểu Trương được điều trị bằng thuốc kháng nấm, các triệu chứng của anh đã được cải thiện và không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng anh vẫn không thể làm việc nặng sau khi xuất viện.
Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ cho rằng căn bệnh của Tiểu Trương có mối quan hệ nhất định đối với nơi anh sống. Chính những vết rêu mốc trên tường là thủ phạm khiến Tiểu Trương bị nhiễm nấm phổi.
Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt. Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm như candida, aspergillus, cryptococcus.
Các triệu chứng gợi ý có thể là toàn thân sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân; ho ra máu, đờm có nút nhầy, bệnh nhân bị viêm phổi, khó thở nhanh, ho khan, đau ngực, sốt cao.
Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị thì các bào tử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như nấm não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn thậm chí là nhiễm nấm huyết.
Khi tình hình phức tạp, nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng độc, thổ huyết và tử vong sau 24 tiếng. Để tránh tình trạng nguy hại này, chúng ta cần tăng cường hệ miễn dịch của bản thân bằng cách ăn uống, sinh hoạt giờ giấc khoa học, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, loại bỏ rêu mốc để ngăn ngừa nhiễm nấm.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, không thức khuya, không hút thuốc, không uống rượu, làm tốt những việc này sẽ không tạo cơ hội cho nấm xâm nhập vào cơ thể. Nếu bị bệnh, hãy tích cực hợp tác điều trị, sử dụng hợp lý các thuốc kháng khuẩn và glucocorticoid, điều trị các bệnh cơ bản càng sớm càng tốt, tránh nhiễm nấm thứ phát.
Tuyệt đối không để thực phẩm rơi vãi trong nhà là điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Không nên ăn các loại thực phẩm bị ôi thiu, mốc dù chỉ một chút. Tiết kiệm không cần thiết không những không bảo vệ được sức khỏe mà còn khiến bản thân rơi vào tình trạng bệnh tật.
Trang Dung (Tổng hợp)