Từ thời La Mã cổ đại cho đến thời Victoria, chất độc asen (hay còn gọi thạch tín) được đánh giá là "vua của các chất độc". Lịch sử đã ghi nhận loại chất độc này không chỉ được dân thường mà cả các hoàng tộc của các vương triều sử dụng trong việc ám sát kẻ thù đe dọa tới họ
Chúng ta thường cố gắng tránh xa chất độc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại đang sống chung với một loại chất độc khác, độc gấp 68 lần asen mà không hề hay biết.
Đó là chất aflatoxin, một hợp chất dẫn xuất của dihydrofurvitymarin. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nó độc hại với cơ thể con người gấp 68 lần so với asen.
Aflatoxin là một chất độc sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus. Loại nấm này dễ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng không mùi, không vị, không màu.
Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Chỉ cần hấp thụ 1mg chất độc này, bạn chắc chắn sẽ bị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết bất đắc kỳ tử.
Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.
Chất kịch độc này từ đâu chui ra?
Tủ lạnh bẩn
Tủ lạnh là thiết bị điện tử thiết yếu trong mọi hộ gia đình, nó có thể được sử dụng để cất trữ rau, củ, quả, trái cây, thịt cá…
Khi thực phẩm bị mốc, hỏng bên trong tủ lạnh, nó sẽ sinh ra aflatoxin và các vi khuẩn khác tồn tại trong tủ lạnh.
Việc lâu không làm sạch tủ lạnh sẽ vô tình khiến cho các thực phẩm tươi mới sẽ nhiễm phải aflatoxin và vi khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Thớt mốc
Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp nhưng nếu thớt sau khi được sử dụng nhưng không được làm sạch đúng cách hoặc bảo quản ở nơi không thích hợp có thể khiến thớt bị ẩm ướt, bẩn và dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.
Gạo mốc
Nhiều người dự trữ lạc, ngô, cao lương… nhưng lại lựa chọn vị trí dự trữ không phù hợp tại những nơi ẩm ướt, bí khí có thể dễ dàng gây nấm mốc, tạo ra một lượng lớn aflatoxin. Trong trường hợp loại thực phẩm đó chỉ bị hư hỏng một góc nhỏ, bạn cũng không nên cắt bỏ phần hư hỏng và sử dụng phần còn lại.
Đũa mốc
Phần lớn chúng ta đều sử dụng đũa gỗ, nhưng loại đũa này nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận thì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin.
Nấm mèo mốc
Mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc trong gian bếp, nó có thể sử dụng để làm nhiều món ăn từ nấu canh lẫn chiên xào.
Theo quan điểm y học, mộc nhĩ chứa một lượng lớn protein, cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau đem lại lợi ích cho cơ thể con người và có tác dụng duy trì các mạch máu.
Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Nếu bạn muốn ngăn ngừa aflatoxin, bạn cần vệ sinh tủ lạnh hàng ngày, không mua số lượng thức ăn lớn trữ lượng lớn để tránh nấm mốc.
Hãy vứt bỏ trái cây và rau quả bị mốc, đừng cắt bỏ phần bị hỏng và tiếp tục ăn. Vệ sinh và bảo quản thớt và các dụng cụ nhà bếp một cách cẩn thận.
Trang Dung (Tổng hợp)