Chọn tổ hợp môn lớp 10: Đơn thuần phân ban hơn là định hướng nghề nghiệp

Chọn tổ hợp môn lớp 10: Đơn thuần phân ban hơn là định hướng nghề nghiệp

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Chủ nhật, 14/07/2024 09:46

Năm học 2024-2025 là năm thứ 3 triển khai Chương trình GDPT ở cấp THPT, mặc dù đã có kinh nghiệm định hướng lựa chọn nhưng vẫn còn nhiều lo lắng, băn khoăn về tính thiết thực.

Ngay sau khi có kết quả trúng tuyển vào các trường THPT, thời điểm hiện tại là lúc các em học sinh lớp 10 cần có những quyết định về định hướng học tập, chọn tổ hợp môn sẽ học trong 3 năm ở bậc THPT.

Theo Chương trình GDPT 2028, khi vào lớp 10, ngoài 8 môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh sẽ phải lựa chọn tổ hợp 4 môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Mỗi môn học cũng sẽ có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập. Các chuyên đề này thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Đặc biệt sau khi có phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025, việc lựa chọn các môn học càng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phù hợp.

Chọn tổ hợp môn lớp 10: Đơn thuần phân ban hơn là định hướng nghề nghiệp- Ảnh 1.

TS.Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT).

Tuy nhiên, trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng việc lựa chọn tổ hợp như hiện nay chưa phản ánh rõ là định hướng nghề nghiệp, các môn vẫn chỉ chia theo Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội.

Cần phải xác định rất là rõ cái mục tiêu của giáo dục THPT, đối với cấp học này điều quan trọng nhất vẫn là giáo dục kiến thức toàn diện, tạo nền tảng học tập suốt đời và là cơ sở để các em học tập ở những bậc học tiếp theo, sau đó mới tới mục tiêu hướng nghiệp.

"Mặc dù mục tiêu như vậy nhưng vừa mới bắt đầu vào cấp học mới các em đã phải lựa chọn tổ hợp với định hướng xét tuyển đại học rất dễ mất đi sự ưu tiên về học tập toàn diện", ông Vinh lo ngại.

Ngoài ra, chuyên gia cũng nhận thấy việc lựa chọn học tổ hợp nào cũng chưa phản ánh đúng, thể hiện rõ tính chất định hướng nghề nghiệp mà vẫn chỉ dừng lại là phân ban như trước kia.

TS.Hoàng Ngọc Vinh cho biết: "Ngoài xã hội có hàng nghìn ngành nghề với những tính chất khác nhau. Vậy những nội dung học và lựa chọn có tính chất hướng nghiệp không? Điều này một phần cũng lý giải tại sao những môn nào có tỉ lệ xét tuyển đại học nhiều hơn thì được lựa chọn nhiều".

Chọn tổ hợp môn lớp 10: Đơn thuần phân ban hơn là định hướng nghề nghiệp- Ảnh 2.

Phụ huynh và học sinh cần nghiên cứu kỹ trước định hướng lựa chọn tổ hợp môn (Ảnh: Hữu Thắng).

Cùng với đó, trên thực tế, các trường THPT hiện nay cũng không đủ điều kiện vật chất, giáo viên để có thể tiến hành sắp xếp, giảng dạy đủ số tổ hợp theo nguyện vọng của học sinh mà chỉ theo số đông. Từ đây, cũng đặt ra nhiều môn quan trọng như Lịch sử dù là đã trở thành môn bắt buộc nhưng thực tế vẫn khó có chỗ đứng khi không phải là môn thi chính thức ở đại học và có ít trường đại học lấy làm điểm xét tuyển.

Để có định hướng tốt nhất, Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, Hà Nội sẽ có buổi tư vấn cho học sinh và giáo viên trước khi đưa ra lựa chọn sẽ theo tổ hợp nào.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Gia Khánh – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông thông tin: "Việc định hướng môn học đã được diễn ra 3 năm nên nhà trường đã có kinh nghiệm, về phía phụ huynh và học sinh cũng có những tìm hiểu và lựa chọn từ sớm những môn học phù hợp với trình độ và kế hoạch nghề nghiệp của các em".

Tuy nhiên, vị đại diện cũng cho biết, vì điều kiện đội ngũ giảng dạy nhà trường cũng chỉ có 3 nhóm tổ hợp đó là tự nhiên 1 (Toán, Lý, Hoá), tự nhiên 2 (Toán, Lý, Anh) và xã hội (Toán, Văn, Anh) cùng với đó là các môn lựa chọn và chuyên đề lựa chọn.

"Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp học sinh chọn mô hình lớp phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân và sau đó phải đăng ký 1 trong 3 nhóm môn học", ông Khánh bày tỏ.

Ông Nguyễn Gia Khánh cũng khuyên các em học sinh nên hiểu rõ mình có thế mạnh ở môn học nào, vạch ra những dự định nhóm ngành mà mình muốn học sau này, cuối cùng là theo dõi và lắng nghe kỹ hướng dẫn của các thầy cô để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Trước đó, thông tin được GS.Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp, sáng 31/5.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, cả nước có hơn 1,07 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tăng 45.000 so với năm ngoái.

Trong số này, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), 63% chọn bài thi Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

So với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 năm trở lại đây.

Theo phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.