Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm… có nhiều loại khác nhau. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt thơm”.
Trong 100g quả dứa, phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như: Thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng những người sau tuyệt đối không nên ăn dứa:
- Phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Người mắc bệnh viêm mũi họng: Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều dứa để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy.
- Người bị bệnh dạ dày: Những người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
- Người đái tháo đường: Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Những người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
- Người thừa cân béo phì: Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
- Người huyết áp cao: Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Khải Nguyên (Tổng Hợp)