Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vị cay đặc trưng của ớt kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ớt có khả năng kích thích tim đập nhanh, máu tuần hoàn nhanh, có lợi cho tim. Tuy nhiên, với những người mang bệnh dưới đây không nên ăn ớt:
Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi:
Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong. Người bị bệnh về mật, do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
Những người bị viêm da hay người có nhiều mụn:
Ăn ớt không chỉ làm nóng trong mà còn khiến cho da bạn càng bị viêm và nổi mụn nghiêm trọng. Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này.
Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người. Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
Sau phẫu thuật, vết thương:
Bởi vì rất cần có thời gian để lành lặn, vì vậy sau phẫu thuật, hoặc có vết thương cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng. Ớt lại có tính nóng, ăn nhiều dễ gây lở loét, nóng rát. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những triệu chứng không đáng có.
Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản:
Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
Những người bị bệnh trĩ:
Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
Người bị cường giáp:
Bản thân những người bị bệnh cường giáp nhịp tim vốn đã nhanh hơn người khỏe mạnh bình thường. Do đó, sau khi ăn cay có thể làm tăng tốc độ tim đập hơn, gây ra những triệu chứng khó chịu và làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị viêm loét miệng:
Đa số người bị nhiệt, cụ thể là viêm loét miệng sẽ rất nhạy cảm với gia vị cay. Nếu không kiêng cữ trong thời gian điều trị sẽ khiến vết loét nặng thêm và lâu khỏi, thậm chí còn gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh.
Trang Dung (t/h)