Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao kỳ thi vào 10 THPT

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 2, 01/04/2024 20:05

Cũng theo các thầy cô, thời điểm này là giai đoạn bứt phá điểm số nếu các em có phương pháp học tập hiệu quả, nắm chắc kiến thức.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa kỳ thi vào 10 THPT tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra, ngay sau biết số môn thi năm nay, thời điểm hiện tại là giai đoạn nước rút ôn tập của các em học sinh.

Tham khảo các đề thi từ năm trước

Nhiều năm trực tiếp ôn luyện, ông Trần Mạnh Tùng – Giáo viên Toán tại Hà Nội khuyên các em học sinh cần tăng cường tự học sau một thời gian dài đã được thầy cô hướng dẫn về phương pháp, lý thuyết cơ bản lớp 9. Có thể, mỗi ngày cần ít nhất 1 tiếng để tự học (trừ học chính, học thêm), nếu không sẽ không củng cố được kiến thức.

“Việc ôn thi phải có kế hoạch rất cụ thể theo từng tuần và từng ngày để mang lại hiệu quả, nếu đến sát ngày thi học sinh sẽ càng cuống, dẫn đến ôn luyện không hiệu quả, hay bị mất tinh thần và lo lắng.

Học sinh tự đánh giá xem, ở thời điểm này mình còn thiếu, còn yếu phần nào để có kế hoạch khắc phục phần đó. Các em có thể trao đổi them với giáo viên bộ môn để có nhận được sự hướng dẫn, tư vấn ôn thi hợp lý”, ông Trần Mạnh Tùng chia sẻ.

Trong việc ôn luyện, thầy Tùng nhắn nhủ học sinh cần có phương pháp khoa học. Mùa Hè đã đến với cái nắng nóng khó chịu, cơ thể dễ mệt mỏi. Vì vậy, việc cân đối thời gian học trong ngày là rất quan trọng, tránh việc học khuya quá, hoặc một ngày học quá nhiều kiến thức, sẽ khó dung nạp vào đầu.

Đối với việc ôn luyện môn Toán, học sinh cần tăng cường làm bài tập và làm đề, mỗi tuần làm 1 đề trong 90 phút để biết được điểm mạnh, điểm yếu và tìm cách khắc phục. Học sinh nên tăng cường học bằng nhiều kênh như học nhóm cùng bạn bè hay học trên internet.

Giáo dục - Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao kỳ thi vào 10 THPT

Ông Trần Mạnh Tùng – Giáo viên Toán tại Hà Nội.

Ở đây thầy giáo cho rằng học sinh làm đề một cách “khôn ngoan”, “làm sâu thay vì làm rộng, quan tâm đến chất lượng hơn số lượng. Học sinh làm một đề tối đa theo sức mình, sau đó xem lại kỹ lưỡng từng câu để rút kinh nghiệm. Tránh tình trạng làm đề lấy điểm mà không nhìn lại kỹ càng; làm quá nhiều đề, tràn lan nhưng không chốt lại kiến thức nào”, ông Tùng đưa ra bí kíp.

Đặc biệt, cần luyện đề kết hợp tổng ôn kiến thức. Hiện nay, có nhiều thầy cô luyện thi theo kiểu giao đề cho học sinh làm. Học sinh đến lớp chỉ làm đề, chữa đề, gây nhàm chán. Vì vậy, nếu có sự phối hợp học theo chuyên đề; giữa cung cấp, hướng dẫn nội dung lý thuyết tương ứng với các dạng bài tập, học sinh được học “hai trong một” sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Đánh giá về xu hướng ra đề thi những năm gần đây và dự đoán có những điểm mới, điểm “lạ” nào trong đề thi, ông Tùng đưa ra ý kến: “Lớp 9 năm nay là năm cuối cùng của CT GDPT 2006 nên về cơ bản thì đề thi sẽ tương tự năm trước, đây cũng là điểm thuận lợi cho học sinh.

Tùy theo các tỉnh mà đề những năm gần đây có những sự thay đổi khác nhau, học sinh cần tham khảo đề thi của những năm trước và đề thi thử của năm nay để có cái nhìn tổng quan”.

Một điểm chung là các đề thi đều thay đổi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực học sinh. Bởi vậy, học sinh cần học chắc kiến thức, rèn kỹ năng đọc hiểu, tính toán và trình bày hợp lý, khoa học, chính xác.

Học sinh chỉ còn khoảng 2 tháng để học và ôn thi, thầy Tùng nhấn mạnh là cần có kế hoạch ôn thi cụ thể đến từng ngày, từng tuần và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Đây chính là một trong những cách để các em yên tâm, không quá lo lắng cho kỳ thi. Học sinh cũng có thể tạo các nhóm học tập để cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau.

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe và tinh thần thoải mái trong quá trình ôn thi. Một yếu tố rất quan trọng nữa là các em cần có sự cân nhắc để đăng ký nguyện vọng phù hợp, đảm bảo hiệu quả và không quá căng thẳng, áp lực.

Giáo dục - Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao kỳ thi vào 10 THPT (Hình 2).
Các em nên phân bổ thời gian ôn tập phù hợp (Ảnh: Hữu Thắng).

Học theo sơ đồ, tránh học tủ, học vẹt

Đối với môn Ngữ Văn, ông Đoàn Mạnh Linh – Giáo viên Trường THPT FPT, luyện thi môn Ngữ văn tại Tuyensinh247.com đánh giá đề thi thường tập trung vào những văn bản đã học trong chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, trong quá trình ôn thi, các học sinh cần liệt kê, phân loại và tóm tắt các tác phẩm văn học thành hệ thống để tăng khả năng ghi nhớ kiến thức hơn.

Các em phải rà soát, nắm vững trọng tâm, chủ điểm ôn tập. Nghĩa là, muốn đến đích thành công, phải có hướng đi đúng.

Không học vẹt, tủ đề, hậu hoạ nhận lại sẽ rất tai hại, các bạn học sinh nên tuyệt đối tránh học thuộc lòng văn mẫu hoặc học tủ một vài bài văn để chuẩn bị cho kỳ thi. Thay vào đó, các bạn học sinh nên dành thời gian đọc, tóm tắt và sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức tốt hơn.

Hãy nâng cao kỹ năng viết, thực hành viết thật nhiều, viết nhiều giúp các em không chỉ rèn được chữ nghĩa, cách trình bày, luyện cho đôi tay viết nhanh hơn, nhiều hơn mà không bị mỏi, bên cạnh đó, còn căn được thời gian làm bài, bài làm của chúng ta, hãy mạnh dạn đưa cho thầy cô sửa, bạn bè xem, sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm. Giai đoạn này, đừng giấu dốt, vinh quang nằm ở kết quả cuối cùng.

“Từ tháng 4, các em học sinh cần phải nhanh chóng hoàn thành toàn bộ kiến thức cơ bản của học kỳ hai cùng với các kỹ năng làm các dạng bài theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 9.

Trong giai đoạn từ tháng 5, tháng 6, các em kết hợp giữa ôn nhắc lại kiến thức, cùng với đó là luyện đề, luyện tâm lý phòng thi, bằng cách tự bấm giờ, làm hết sức có thể và dừng bút khi thời gian hết, đưa bài cho thầy cô chấm chữa”, ông Đoàn Mạnh Linh khuyên các em.

Đối với bài thi nghị luận xã hội, theo thầy giáo các em cần quan tâm, tìm hiểu thêm về những vấn đề nóng của thời đại ngày nay như công nghệ, trí tuệ nhân tạo, môi trường, tự lập, văn hoá ứng xử, công dân toàn cầu…

Môn Văn yếu tố may mắn, năng khiếu chỉ chiếm phần nhỏ, từ việc học và giảng dạy lâu năm, thầy vẫn rút ra bí quyết thành công của người học văn cần đến hai chữ chăm chỉ: Học đướng hướng, luyện tập đúng đường, không ngừng nỗ lực, 2 tháng đủ để các em bứt phá điểm số”, ông Đoàn Mạnh Linh chia sẻ.

Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi chung với 3 bài thi là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Trong đó, thời gian tổ chức kỳ thi diễn ra trong 2 ngày từ 8-9/6.

Cụ thể, sáng 8/6, thí sinh thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút. Buổi chiều, thí sinh làm bài thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Ngày 9/6, buổi sáng thí sinh làm bài thi môn Toán, thời gian làm bài 120 phút.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.