Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, do ủy ban Quốc gia về trẻ em tổ chức sáng 6/8 ở Hà Nội, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (đoàn Luật sư TP.HCM) đề xuất “Tội phạm hiếp dâm trẻ em cần bổ sung thêm hình phạt thiến hóa học, gắn chíp theo dõi, hoặc đeo vòng tay để người dân nhận diện phòng tránh và giám sát”.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết: “Nội dung đề xuất trong hội nghị vừa qua được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì về công tác bảo vệ trẻ em, tuy nhiên ở đây mọi ý kiến đưa ra chưa phải là ý kiến quyết định của Thủ tướng. Tất cả vẫn đang trong quá trình thảo, tranh luận để đi đến kết luận.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn cho con người thì không phải là làm nhục người khác. Mục đích cuối cùng là đạt được tính chất răn đe, giáo dục để các cháu ở tuổi vị thành niên không bị thiệt thòi, không bị xâm hại, không bị tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Những cái nào có lợi cho mục tiêu ấy thì ta nên làm và nên ủng hộ”, chuyên gia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, người dân nên hưởng ứng tích cực nội dung này để tương lai của thế hệ mầm non mai sau càng tốt đẹp hơn và triệt tiêu chuyện xâm hại trẻ em. Đó cũng chính là nguyện vọng lớn lao của không chỉ những người làm công tác lãnh đạo mà còn là tâm tư của người dân trong cả nước.
“Chúng ta nên hưởng ứng một cách tích cực không chỉ trên tinh thần mà cả về hành động. Những nhà nghiên cứu tâm lý cũng đã đề xuất, không phải bây giờ mới đề ra, nhưng ở thời điểm hiện tại, vấn đề này cần thiết hơn bao giờ hết để bảo vệ trẻ và cho trẻ cuộc sống trong yên bình”, ông Chất cho biết thêm.
Đồng quan điểm, trước đó ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Uỷ viên Thường trực ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, cần có biện pháp mạnh đối với nạn xâm hại tình dục trẻ em và đề nghị nghiên cứu kỹ hình phạt này. "Nếu đủ sức răn đe thì nên nghiên cứu để thực hiện", ông Nhưỡng kiến nghị.
Trước đó, trong hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ quan điểm: "Cần nghiên cứu, triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các nhóm chuyên trách bảo vệ trẻ em cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã đứng đầu với thành phần gồm người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công an xã, đoàn Thanh niên xã, hội Phụ nữ xã, nhân viên y tế thôn bản. Các mô hình này rất cần thiết. Chúng ta lo họp chuyện này, chuyện khác suốt, còn trẻ em thì không nhắc tới, coi là chuyện con nít thì làm sao chuyển biến được”.
Thiến hóa học là gì?
Theo giới chuyên môn, thiến hóa học là biện pháp tiêm (hoặc uống) hormone kháng hormone sinh dục nam testosterone, khiến nồng độ testosteron trong cơ thể giảm xuống mức thấp, từ đó làm giảm tới mức thấp nhất nhu cầu ham muốn về tình dục, thậm chí cả suy nghĩ về tình dục cũng biến mất.
Nhờ đặc tính vượt trội, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hình phạt này dành cho tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, như bang
Tuy nhiên, cần hiểu đúng là thuốc không có tác dụng vĩnh viễn! Người bị thiến hóa học sẽ phải tiêm thuốc hàng tháng, và hoàn toàn có thể tìm lại bản năng sau khi ngưng sử dụng thuốc.