Chuyên gia nói gì về vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử?

Chuyên gia nói gì về vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử?

Thứ 3, 04/06/2013 10:55

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán về vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới có sự liên quan của một số ngân hàng ở Việt Nam. Xoay quanh câu chuyện rất được quan tâm này, nhiều chuyên gia đã lên tiếng.

Báo Dân Việt đăng bài phỏng vấn TS. Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về những vấn đề liên quan đến vụ rửa tiền lịch sử.

Về sự liên quan của một số ngân hàng Việt Nam, TS.Vũ Viết Ngoạn cho rằng: “Phía Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền. Đây thể hiện một cam kết rất tốt của Việt Nam khi chúng ta hội nhập với quốc tế, nhất là trong điều kiện tài chính toàn cầu đang hết sức phức tạp”.

Khi được hỏi về sự bị động của Việt Nam trong việc kiểm soát dòng tiền, theo TS. Ngoạn: “Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Mỹ cũng tồn tại bao lâu mới phát hiện ra. Nhiều nước cũng vậy. Ngay cả các ngân hàng lớn như HSBC, Standard Chartered và các ngân hàng toàn cầu khác trước đây cũng đã bị phạt hàng tỷ USD vì liên quan đến hành vi rửa tiền. Đấy là trực tiếp giao dịch ngân hàng mà còn xảy ra những chuyện đó. Ở đây, chúng ta biết để tăng cường phòng tránh, phối hợp với các cơ quan an ninh tài chính trên thế giới. Vấn đề là chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm quản lý vấn đề này”.

Bất động sản - Chuyên gia nói gì về vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử?Ảnh minh họa

Một thực tế nhiều người quan tâm trong sự việc vừa qua là việc các ngân hàng đều khẳng định mình vô tội, nhưng nói về chứng cớ để chứng minh, các ngân hàng đều “khó nói”.

“Các cá nhân này có mở tài khoản ở ngân hàng hay không và có giao dịch mờ ám hay không, cái này vẫn phải điều tra. Còn ở đây là nói qua mạng, hệ thống điện tử… nhưng cuối cùng phải xảy ra chuyện rút tiền, lấy tiền, hai bên thanh toán với nhau. Qua hệ thống mạng như vừa rồi, chưa nói là cuối cùng nó bù trừ như thế nào nhưng tôi hiểu rằng, họ có thanh toán cuối cùng.

Bao giờ cũng phải có những anh trung gian (cò) đứng ra làm chuyện đó. Phải làm rõ trung gian đó là ai? Nếu là ngân hàng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm là mắt xích trong đường dây rửa tiền. Từ người gửi tiền, qua trung gian đến hệ thống điện tử ảo của Liberty Reserve…, cần làm rõ các ngân hàng tham gia vào khâu nào trong đường đi này”, TS. Vũ Viết Ngoạn lý giải.

Với cách nhìn của một chuyên gia, VEF đăng ý kiến của T.S Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường đại học Ngân hàng ví von: “Công việc rửa tiền giống như giặt áo quần. Nếu giặt một lần không sạch, thì giặt nhiều lần mới có thể sạch. Rửa tiền là hành vi không dễ nhưng bản chất của việc rửa tiền là phải làm cho đồng tiền mất dấu và cuối cùng là cơ quan chức năng không thể lần ra được nguồn gốc "tiền bẩn" ban đầu”

Theo T.S Lê Thẩm Dương: “Cách thức rửa tiền cũng có nhiều dạng, tùy theo "độ hở" của chính sách tại các quốc gia. Ví dụ, "độ hở" trong ngân hàng, trong chuyển tiền, trong đầu tư nước ngoài, trong quá trình kinh doanh mua bán đất động sản. Nguyên tắc của việc "rửa tiền" là phải chuyển qua nhiều quốc gia khác và nhiều lần nhằm hợp thức hóa nguồn tiền để trở nên sạch hơn. Việc "rửa tiền" thường liên quan đến yếu tố nước ngoài cho nên phải "dính" đến tổ chức ngân hàng và hải quan.

Nếu nguồn gốc "tiền bẩn" bằng hình thức này, hình thức khác để làm cho "sạch" thì đều được xem là "rửa tiền". Thường ở các quốc gia phát triển, bất kể đầu tư vào đâu để sinh ra một khoản tiền cũng đều có hóa đơn, chứng từ và xác định được nguồn gốc của đồng tiền. Nếu một tổ chức hoặc cá nhân không minh bạch nguồn tiền dễ bị cơ quan chức năng "sờ gáy". Nếu một công ty tại những nước này sử dụng dòng tiền nào đó đều bị nước sở tại giám sát. Và việc dùng tiền mặt khó "lộ" nhất bởi vì không được kiểm soát trong hệ thống. Mặt trái của việc dùng tiền mặt là "vô danh" vì đồng tiền trên không mang tên người sở hữu”.

Nói về thực trạng tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế này cho rằng: “Ở Việt Nam người dân sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên khó bị phát hiện. Đối với các nước tiên tiến trên thế giới, mọi giao dịch đều thông qua tài khoản tại các ngân hàng nên dễ bị phát hiện khi phát sinh một khoản tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. Muốn để hợp thức hóa nguồn tiền trên, các đối tượng sẽ dùng "vỏ bọc" là các công ty và không quan tâm đến việc kinh doanh có lợi nhuận hay không.”

VEF cũng đăng tải ý kiến thầy Trần Nguyên Đán cho biết, “ở những quốc gia có tỷ suất sinh lời cao thường hấp dẫn các tổ chức tội phạm "dòm ngó" đến chỉ để "rửa tiền". Số tiền được "rửa" là chênh lệch giữa số tiền cuối kỳ được công bố và số tiền của các tổ chức "rửa tiền" có được trong tay”

Tuấn Khanh (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.