Clip: Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất món cá khô 'cứng nhất thế giới'

Clip: Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất món cá khô 'cứng nhất thế giới'

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 6, 17/05/2019 09:54

Không tươi ngon, không bắt mắt mà còn cứng ngắc nhưng Katsuobushi lại là nguyên liệu làm nên nét đặc trưng cho ẩm thực của đất nước hoa anh đào.

image

Katsuobushi là món ăn không thể "vắng mặt" trong các bữa cơm hằng ngày, cũng như các bữa tiệc thịnh soạn của người Nhật. Nó đem lại một hương vị đặc trưng không thể cưỡng lại, góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất món 'cá khô cứng nhất thế giới'

Katsuobushi được làm từ cá ngừ boniti. Ngày nay, cách chế biến cá ngừ khô đã giản lược hơn nhưng giá trị của món ăn vẫn còn tồn tại và danh tiếng được lan truyền rộng rãi hơn. Hiện tại chỉ còn một lượng nhỏ Katsuobushi được chế biến theo đúng quy trình truyền thống.

Cá được làm sạch, cắt thành 4 miếng phi lê, đem luộc nhỏ lửa trong vài giờ, sau đó tách hết xương. Mỗi miếng phi lê được tẩm bột cá sao cho khít các lỗ hổng do rút xương, để bề mặt mịn hơn, trước khi đem hun khói trong một tháng.

Giải trí - Clip: Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất món cá khô 'cứng nhất thế giới'

Tiếp đó, cá được cạo bỏ lớp ngoài cùng, phun mốc (loại mốc thường có trong quá trình làm rượu sake của Nhật Bản). Cá được bảo quản trong điều kiện thuận lợi cho men vi sinh phát triển trong khoảng 6 tháng, trước khi đem phơi nắng. Cuối cùng, những miếng cá sẽ có màu hổ phách và cứng như đá.

Do cá ngừ khô Katsuobushi rất cứng, nguyên liệu này chỉ thường dùng dưới dạng đã bào mỏng như giấy. Dụng cụ bào cá ngừ khô cũng được làm thủ công bằng kezuriki - một hộp gỗ có lưỡi dao sắc trên nắp, ngăn kéo hứng dăm cá bào phía dưới.

Hải Vân (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.