Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể ta lặng lẽ phấn đấu hay hối hả tìm cách để vượt qua. Có cái ta qua được, và có cái ta không thể qua được. Tuy nhiên cuộc sống có những ngã rẽ mà ta không thể biết trước, dù lặng lẽ hay hối hả thì cuối cùng ta phải chấp nhận và phải nhẹ nhàng bước tới.
Không ít người cho rằng khi khó khăn người ta hay tìm đến Phật giáo để nương nhờ. Tuy nhiên không phải không có trường hợp người ta lại tìm đến Phật khi người ta quá sung sướng, theo nghĩa đã đạt được hầu hết những gì mà người ta mong đợi trước đó. Phải chăng trường hợp thứ hai là do người ta bắt đầu ý thức được sự huyền bí của vô thường?
Cũng cần phân biệt giữa Phật giáo (Buddhism) và Phật học (Buddhistology). Việc trở thành một tu sĩ Phật giáo chuyên nghiệp thì còn phải tuỳ duyên; tuy nhiên, Phật học là một môn khoa học mà ai cũng có thể học tập.
Sự liên hệ giữa Phật học, Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học thật là thú vị. Ý nghĩa sâu xa của những môn này, chứ không phải những kỹ năng tính toán thông thường, có thể góp phần lớn vào sự nhận thức của ta về vị trí hiện tại của ta và những gì xung quanh. Một khi ta biết một cách tương đối rằng ta từ đâu, sẽ đi về đâu thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Khi đó, ta sẽ dễ dàng tịnh tâm hơn cho những công việc mà ta đang làm, vì có thể ngay thời điểm ta được tái sinh thì đã quá muộn.
Hôm nay đọc được bài viết thật là thú vị về ông Cliton gia nhập Phật giáo, bài viết dịch ra Tiếng Việt tại đây. Không thể phủ định rằng ông Clinton đang ứng dụng Phật học vào đời sống của ông. Đây là một ví dụ rất thú vị về việc sử dụng giá trị của Phật học vào cuộc sống. Xin giới thiệu chi tiết bài viết này, thay cho nhiều điều muốn viết.
Lê Văn Út (tiến sỹ Toán học Phần Lan)