Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 6, 13/07/2018 18:53

Từ kết quả của môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung cho rằng điểm thi này phản ánh đúng tình hình dạy và học môn Lịch sử hiện nay.

Liên quan đến kết quả thấp kỷ lục của môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình GDPT mới môn Lịch sử, Viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội.

Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Giáo sư Phạm Hồng Tung.

PV: Thưa ông, từ kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ông có nhận định gì về việc dạy và học nói chung, cũng như môn Lịch sử nói riêng?

GS Phạm Hồng Tung: So với các năm trước thì phổ điểm nhìn chung là thấp hơn hẳn, nhất là với năm 2017 chúng ta chứng kiến một cơn mưa điểm 10, nhưng đến năm nay điểm trung bình chung chỉ trên 5. Hà Nam là nơi có điểm trung bình cao nhất mới chỉ có 5,49 và ngay cả Hà Nội cũng chỉ có 5,04.

Điểm trung bình thấp như vậy thể hiện chất lượng giáo dục của học sinh phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là sau khi chúng ta có nghị quyết 29 đổi mới căn bản đào tạo giáo dục.

Kỳ thi này đã cho chúng ta 1 đáp số với cả xã hội đều biết là chỉ đạt trung bình chung tất cả các môn chỉ trên 5 một chút, thế là rất đáng lo, rất đáng buồn. Cái thứ 2 chúng ta phải quan tâm đến là kết quả thi như vậy có phản ánh đúng kết quả của giáo dục đào tạo không tại sao năm trước cao vút lên còn năm nay lại thấp thế. Nếu kết quả ấy đáng tin cậy thì nỗi buồn còn tăng lên gấp đôi.

Kết quả chung trên 80% cả nước số học sinh dưới trung bình là điều đáng thất vọng ở môn Lịch sử, thế nhưng cũng có dấu hiệu đáng mừng rằng từ 7 điểm đến 7 điểm rưỡi trở lên có hàng nghìn em được đủ để cho các em đó được xét tuyển đại học.

Kết quả như vậy thì tôi cho rằng đánh giá thứ nhất, đề thi đúng đề thi khoa học kết quả phản ánh chung các môn và riêng môn lịch sử là phản ánh trung thực khách quan công bằng chất lượng giáo dục hiện nay.

Giáo sư Sử học Tôi thấy đau lòng khi nhìn vào điểm Sử

PV: Việc điểm thi môn Sử thấp như vậy nói nên điều gì về thực trạng học Sử hiện nay của chúng ta?

GS Phạm Hồng Tung: Điểm Lịch sử thấp và rất thấp nó gây ra tác động xã hội khủng hoảng và buồn đối với các em và cha mẹ, họ đã đặt kỳ vọng vào con em mình và nhất là những thầy cô giáo như chúng tôi thì không chỉ buồn mà đó còn là nỗi đau.

Dân tộc ta đã hội nhập với quốc tế mà hội nhập để không bị hoà tan thì chúng ta phải có ít nhất 2 hành trang tối thiểu trong nhân cách văn hoá, 1 là ngoại ngữ, 2 là lịch sử văn hoá. Không có ngoại ngữ thì không thể tiếp nhận được bất kì thành tựu khoa học công nghệ nào cùng lắm thì chỉ là “nhai lại”, và chúng ta mãi mãi là người đi sau và chìa khoá hội nhập này không được trao vào thế hệ trẻ thì đấy nước này mãi mãi là "bãi thải" của tri thức và công nghệ.

Từ đầu thế kỷ XX nhà báo Nguyễn An Ninh đã nói rằng dân tộc nào mất văn hoá thì dân tộc đó là nô lệ. Văn hoá thì không thể tự phát triển được mà phải dựa vào con người mà con người đó phải biết được truyền thống lịch sử của mình thì văn hoá mới "sâu rễ, bền gốc". Nếu văn hoá không dựa trên lịch sử thì đó là văn hoá ngoại lai. Cho nên nỗi buồn của 2 môn lịch sử và ngoại ngữ quá thấp chính là nỗi đau của dân tộc.

PV: Theo ông nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng này?

GS Phạm Hồng Tung: Có rất nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Có nhóm nguyên nhân từ chính trương trình đào tạo sách giáo khoa cũ nằm trong chính cách phương thức tổ chức học tập và giảng dạy lịch sử hiện nay đã bóp chết tình yêu lịch sử ngay từ cấp tiểu học với cách nhồi nhét vào mớ kiến thức có sẵn áp đặt, sau đó bắt người ta phải thuộc dài dằng dặc những số liệu và hơn nữa không nói cho người học biết mục đích của việc học lịch sử để làm gì.

Những ngành đạo tạo hot từ chối không tuyển sinh môn lịch sử dẫn đến các em đầu tư "học lệch". Ngoài ra, hiệu chứng môn chính môn phụ khiến các nhà trường chỉ tập trung vào các môn tự nhiên vô hình bóp chết dần mòn môn lịch sử trong nhà trường.

Tôi đã từng biết nhiều nơi trò không học Sử, thầy không dạy Sử để lấy thời lượng đó để ôn thi những môn khác. Rõ ràng môn Lịch Sử chưa được đặt đúng chỗ trong xã hội dẫn đến cả thầy và trò không có động lực để dạy và học.

PV: Theo ông bộ GD&ĐT có lỗi gì trong việc để cho việc học Sử gặp nhiều vấn đề như vậy?

GS Phạm hồng Tung: Bộ đã quá chậm chạp trong việc đổi mới cách dạy và học môn Lịch sử. Ngoài ra, muốn đổi mới thì ngoài đổi mới toàn diện tổ chức đào tạo giáo dục môn lịch sử trong nhà trường như đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy... thì hệ thống giáp dục quốc dân phải đổi mới để tuyệt đối loại bỏ hội chứng môn chính môn phụ để phân luồng học sinh dựa trên năng lực và sở thích của học sinh. Gia đình và xã hội cũng phải chung tay nếu không muốn mất nước khi không có giặc thì rõ ràng phải đổi mới cách nhìn nhận đối với môn học này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Công Luân - Nguyên Lâm (Thực hiện)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.