Cua đồng ngon nhưng nếu ăn không đúng cách dễ rước họa vào thân

Cua đồng ngon nhưng nếu ăn không đúng cách dễ rước họa vào thân

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 19/05/2020 09:00

Một bát canh cua đồng đôi khi sẽ trở thành liều thuốc độc nếu như các bà nội trợ chủ quan.

Trời nóng, có một bát canh cua đồng ăn với mấy quả cà pháo thì còn gì tuyệt bằng. Tuy nhiên, chúng sẽ biến thành độc dược nếu các chị em nội trợ quên một vài điều sau:

Ăn cua chết, cua trứng

Sức khỏe - Cua đồng ngon nhưng nếu ăn không đúng cách dễ rước họa vào thân

Ảnh Internet.

Dù dễ tính đến mức nào sẽ chẳng ai đủ kiên nhẫn để ngồi ăn bát canh cua có mùi tanh hăng khó chịu. Hơn nữa, sau khi bị chết, các loại vi khuẩn trong cua phát triển rất mạnh trong cơ thể, đặc biệt có acid amin histidine - một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Nếu cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị nôn mửa, đau đầu, choáng váng.

Nấu cua nhiều lần

Nếu không ăn hết bát canh cua cũng đừng quá tiết kiệm mà giữ lại ngày hôm sau và đun lại nhiều lần.

Đó là một sai lầm tệ hại bởi trong thịt cua có rất nhiều chất đạm, để lâu rất dễ bị ôi thiu, ô nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Do đó, với cua nên chế biến đến đâu ăn hết đến đó.

Nếu thực sự còn quá nhiều, bạn nên bảo quản kỹ càng và phải nấu lại thật kỹ trước khi ăn.

Ăn cua sống

Đó không phải là gợi ý hay cho món sashimi đâu!

Sức khỏe - Cua đồng ngon nhưng nếu ăn không đúng cách dễ rước họa vào thân (Hình 2).

Ảnh Internet.

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng "lungfluke" (trùng hút máu phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh trùng phổi, phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.

Nếu nang trùng xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống,...và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Uống trà, ăn hồng khi ăn cua

Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Ngoài ra, tuyệt đối không được ăn cua với mật mía, đậu phộng, cá trạch bởi có thể sinh ra độc tố ảnh hưởng tới gan của người ăn.

Có nhiều người có thói quen ăn tráng miệng hoa quả sau khi ăn cua, dĩ nhiên đó là điều không nên. Bởi chất tanin có trong phần lớn hoa quả sẽ làm protein trong thịt cua khó phân rã và lưu trú trong ruột.

Theo thời gian, chất đó có thể lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Đoàn Thanh (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.