Cục Hàng không lên tiếng việc phi công Vietnam Airlines đòi khởi kiện

Cục Hàng không lên tiếng việc phi công Vietnam Airlines đòi khởi kiện

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 6, 03/08/2018 18:44

Cục Hàng không cho rằng, Vietnam Airlines đưa ra những khoản bồi hoàn vô lý, quá lớn và không có hoá đơn, chứng từ... là quy định trách nhiệm dân sự giữa cá nhân và tổ chức.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo kiến nghị đối với Thông tư 41/2015/TT-BGTVT và Thông tư 21/2017/TT-BGTVT tới bộ GTVT về công tác cấp bằng và chấp nhận chuyển đổi nhà khai thác của cục Hàng không Việt Nam.

Trước đó, các phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines nói sẽ khởi kiện 2 thông tư của bộ GTVT là Thông tư 41/2015 và Thông tư 21/2017, có những quy định liên quan đến ngành hàng không, lao động trong lĩnh vực hàng không trái với luật Lao động, từ đó gây khó dễ cho những người muốn xin nghỉ việc.

Các phi công cho rằng, những điều quy định trong các thông tư của bộ GTVT trái với Điều 35 của Hiến pháp và luật Lao động. Những nội dung trong các thông tư nêu trên không tuân thủ một số vấn đề như việc chấm dứt hợp đồng lao động và bồi hoàn chi phí đào tạo không đúng với quy định...

Tin nhanh - Cục Hàng không lên tiếng việc phi công Vietnam Airlines đòi khởi kiện

Các phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines nói sẽ khởi kiện 2 thông tư của bộ GTVT là Thông tư 41/2015 và Thông tư 21/2017. (Ảnh minh họa).

Theo Phó Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, quy định của Điều 14.169 phụ lục của Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý nhân viên trình độ cao, để được chấp nhận chuyển đổi người khai thác tàu bay, nhân viên hàng không trình độ cao (người lái tàu bay) phải đáp ứng các yêu cầu:

Đã chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người khai thác tàu bay hiện tại theo quy định; Có hợp đồng lao động với người khai thác tàu bay mới.

Ngoài ra, để được chuyển đổi nhà khai thác, người lái tàu bay phải được người khai thác tàu bay mới huấn luyện đầy đủ các khoá học ban đầu của nhà khai thác theo quy định... và trình đầy đủ hồ sơ huấn luận nhà khai thác đến cục Hàng không Việt Nam.

Đối với một phi công muốn chuyển đổi nhà khai thác tàu bay phải cung cấp đủ bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động với người khai thác tàu bay cũ, hợp đồng lao động mới và hồ sơ huấn luyện chuyển đổi nhà khai thác.

Về nội dung tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đưa ra những khoản bồi hoàn vô lý, quá lớn và không có hoá đơn, chứng từ, cục Hàng không khẳng định, đối với các điều kiện chấm dứt hợp đồng, các hãng hàng không nói riêng và các tổ chức nói chung có hợp đồng lao động quy định trách nhiệm dân sự giữa cá nhân và tổ chức.

Cục hiện đang thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung chuyển đổi nhà khai thác và không có thẩm quyền can thiệp việc thực hiện hợp đồng dân sự về trách nhiệm bồi hoàn huấn luyện đào tạo của các phi công và hãng hàng không.

Trước đó, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có kiến nghị gửi tới Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu làm rõ những tiêu cực trong đào tạo bay của Vietnam Airlines.

Theo ĐBQH Cương, quy định của bộ luật Lao động cho thấy người lao động có quyền nghỉ việc và báo trước 45 ngày. Tuy nhiên, Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT ngày 12/8/2015 về việc chấm dứt hợp đồng lao động có nêu: Nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng.

Quy định trên bị bãi bỏ tại Điều 2, Thông tư 21/2017/TT-BGTVT ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng bộ GTVT. Như vậy, Vietnam Airlines và cục Hàng không Việt Nam không cấp bằng cho phi công vì chưa chấm dứt hợp đồng là chưa hợp lý.

“Đó là chưa kể Vietnam Airlines còn yêu cầu thực hiện bồi hoàn gồm 2 nội dung chi phí đào tạo và chi phí phá vỡ hợp đồng. Mức bồi hoàn tùy từng trường hợp cụ thể và quy định này chỉ được biết đến khi người lao động tới thanh toán", ông Cương nêu ý kiến.

Theo ông Cương, điều này khiến người lao động (phi công) vừa phải chịu 120 ngày báo trước, vừa phải chịu chi phí phá vỡ hợp đồng là bất hợp lý và không phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.

"Thiết nghĩ, nghề phi công là một nghề đặc biệt nên cần có quy định sao cho phù hợp là cần thiết. Tuy nhiên, việc đặt ra các quy định trái với Bộ luật Lao động thì cần phải xem lại. Thời gian qua, việc phi công người Việt Nam của Vietnam Airlines bỏ việc hàng loạt có lý do bắt nguồn từ chế độ lương và các chế độ chính sách khác với phi công còn nhiều hạn chế, thậm chí bất công", ĐBQH cho hay.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.