Triệu chứng thường gặp
Đầy bụng khi ăn: Ngay khi bắt đầu bữa ăn, bạn đã cảm thấy dấu hiệu no và rồi sau đó không thể tiếp tục ăn được nữa.
Quá no sau bữa ăn: Dù là ăn ít hay nhiều thì bạn cũng thấy rằng mình quá no sau bữa ăn. Cảm giác này giống như thể thức ăn ở trong dạ dày quá lâu và bạn không thấy đói nhiều giờ sau khi ăn.
Đau ở khu vực dạ dày hay ngang dưới lồng ngực. Điều này không nên nhầm lẫn với chứng ợ nóng là do axit trong dạ dày tăng lên trong thực quản, cùng với đó là cảm giác đau nhói trong lồng ngực, lan đến cổ và lưng.
Lúc này, bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống cũng như các loại thực phẩm đưa vào cơ thể trước khi nghi ngờ mình có thể mắc một căn bệnh nào đó của hệ tiêu hóa. Bởi có nhiều loại thực phẩm cung cấp các chất mà axít dạ dày khó chuyển hóa, tích tụ nhiều cùng lúc sẽ gây khó tiêu nơi dạ dày, ví dụ:
Thực phẩm có hàm lượng fructose cao
Trái cây nói chung là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường fructose rất nhỏ, dễ tiêu hóa, phòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên fructose thực chất là một loại đường đơn, nó là “thực phẩm yêu thích” của các loại vi khuẩn đường ruột, đây là nguyên nhân tạo thành khí trong dạ dày khi ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cao fructose.
Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu, chà là, nho khô. Tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây ra các vấn đề khí ở đường ruột.
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như súp lơ, cải bắp, cải xoăn, súp lơ xanh,… tuy có các thành phần chống ung thư nhưng chúng lại chứa loại tinh bột raffinose gây khó tiêu.
Khi vào đại tràng, những chất này trở thành khí metan gây chướng bụng, đầy hơi. Theo các chuyên gia, cách chữa đau bụng lúc này nên uống nước chanh kết hợp một số bài thuốc từ thảo dược như Cao bình vị Tâm Minh Đường để kích thích các enzyme tiêu hóa thức ăn, đảm bảo cho hệ tiêu hóa trở lại khỏe mạnh.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Không dung nạp lactose là một vấn đề thường gặp của khoảng 20 % dân số thế giới, là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ phát hiện nhất ở trẻ em, khi uống sữa trẻ thường bị đi ngoài, đau bụng, hay “xì hơi”. Đó là do dạ dày không sản xuất ra một loại enzym giúp tiêu hóa lactose. Có thể tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều lactose như hạn chế lượng sữa hoặc kem, sữa chua, bơ, kem chua và pho mát.
Đồ uống có ga và nước socola
Các loại đồ uống có ga như nước ngọt, bia, khi tiêu thụ là bạn đã bổ sung cho hệ tiêu hóa của mình một lượng khí từ bên ngoài vào. Điều này thường làm người uống “phát thải khí” qua hậu môn, tệ hơn là ợ nóng ngay tại chỗ. Thay thế nước ngọt và đồ uống có ga bằng nước, trà hoặc nước trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cũng là tác nhân làm dạ dày đầy hơi. Bởi thành phần chính của chúng là các sợi thực vật chứa carbohydrate cao, thường khó tiêu hóa hơn các hoạt chất khác. Khi đến đại tràng, các vi khuẩn kết hợp với chất xơ này gây lên men giải phóng khí. Hạn chế việc tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh quy giòn, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt để tránh đầy hơi.
Chúng ta không cần thiết phải kiêng tuyệt đối tất cả các sản phẩm kể trên, bạn chỉ cần hạn chế sử dụng đồng thời kết hợp Cao bình vị Tâm Minh Đường khi dạ dày cảm thấy khó chịu, ậm ạch.
Tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và việc lắng nghe cơ thể mình để bạn có thể ăn uống khoa học, có lợi nhất cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh mắc bệnh.
Hồng Ngọc