Đại án Vinashinlines: 'Trận chiến' tranh giành 260,5 tỷ đồng

Đại án Vinashinlines: 'Trận chiến' tranh giành 260,5 tỷ đồng

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 6, 03/03/2017 17:27

Ngày 18/2, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử Giang Kim Đạt cùng đồng phạm trong vụ án tham nhũng hàng trăm tỷ đồng.

Như đã đưa tin trước đó, trong 4 bị cáo bị ra vành móng ngựa ngày có 3 bị cáo bị xét xử về tội Tham ô tài sản, gồm: Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines; Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines; Trần Văn Khương, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines. Riêng bị cáo Giang Văn Hiển, bố đẻ của bị cáo Giang Kim Đạt bị truy tố về tội Rửa tiền.

Hồ sơ điều tra - Đại án Vinashinlines: 'Trận chiến' tranh giành 260,5 tỷ đồng

 Các bị cáo trước vành móng ngựa

Trong ngày xử thứ 3, các bị cáo vẫn bị cách ly để đảm bảo tính khách quan, đồng thời triệu tập nguyên đơn dân sự và các bên liên quan để xét hỏi. Đặc biệt, xuất hiện tại phiên tòa là sự tham gia của đại diện Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và đại diện theo ủy quyền của công ty Vinashinlines. Ngoài ra, còn có một số bên liên quan khác cũng được triệu tập tại phiên tòa.

Đặc biệt, trong quá trình xét hỏi của HĐXX, bất ngờ cả 3 đại diện cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và chính phía công ty Vinashinlines đều đề nghị nhận các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán do những thất thoát và thiệt hại của bị cáo Giang Kim Đạt cùng đồng phạm gây ra về phía mình sau khi các bị cáo thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được HĐXX xem xét.

Theo đại diện Vinashin, mọi lợi nhuận phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinashinlines đều phải thuộc sở hữu của Vinashin. Vào thời điểm mua 3 con tàu và cho thuê tàu biển, bị cáo Giang Kim Đạt đang là nhân viên, rồi giữ chức Quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Vinashinlines nên toàn bộ số tiền 260,5 tỷ đồng phát sinh đều phải thuộc sở hữu của Vinashin.

Đại diện Vinalines có quan điểm ngược lại với đề nghị của Vinashin, yêu cầu HĐXX giao cho doanh nghiệp này khoản tiền 260,5 tỷ đồng mà các bị cáo trong vụ án đã chiếm hưởng. Bởi theo đại diện Vinalines, kể từ tháng 6/2010, Vinashinlines được bàn giao nguyên trạng sang Vinalines. Điều này đồng nghĩa với việc Vinalines đang phải gánh khoản nợ hơn 6.000 tỷ đồng mà Công ty TNHH Một thành viên Vinashin để lại. Sau đó, Vinalines sẽ có nghĩa vụ thanh toán nợ đối với các bên liên quan.

Trong quá trình thuê tàu và mua, bán tàu, Giang Kim Đạt và đồng bọn được hưởng tiền chênh lệch, hoa hồng mà trong lời khai tại ngày xét xử thứ 2, Giang Kim Đạt cho rằng mình đương nhiên được hưởng. Tuy nhiên, đối chiếu với những quy định mà pháp luật hiện hành do bộ Tài chính phối hợp trả lời về các vấn đề liên quan trong công văn gửi Tòa án nhân dân TP.Hà Nội trong sáng nay thì đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước thì tiền chênh lệch, tiền hoa hồng trong mỗi hợp đồng mua bán, cho thuê tàu được xếp vào các khoản thu nhập khác mà cá nhân không được hưởng. Toàn bộ số tiền này phải được nộp vào kế toán, do doanh nghiệp sở hữu....

Dương Nhung – Nguyễn Thúy

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.