Câu hỏi được đặt ra là vì sao lại như vậy và các trường đại học Việt Nam đang ngồi ở chiếu nào?
Thiếu đầu tư hay thiếu nghiên cứu?
Theo GS Mai Trọng Nhuận, nguyên giám đốc ĐHQG HN, đây là đánh giá có uy tín thông qua các điều kiện thể hiện chất lượng. Vào được danh sách xếp hạng thì các trường có thể thu hút được người học từ trong nước và nước ngoài; đặc biệt, những người tự bỏ tiền đi học có thể dựa vào thứ hạng này để lựa chọn.
Trong các tiêu chí đánh giá của tạp chí này, theo ông Nhuận, tiêu chí nghiên cứu hoặc liên quan nghiên cứu chiếm tỷ trọng 60% hoặc hơn.
Ông Nhuận dẫn ví dụ, để vào được top 35 của thế giới, ĐH Quốc gia Singapore chi phí 1 năm là 1,5 tỷ USD trong khi đầu tư của ta cho một trường ĐH một năm là vài chục ngàn USD đến một vài triệu USD. Với chi phí như vậy, “ai lao tâm khổ tứ nghiên cứu khoa học để trường ĐH có đủ các công trình quốc tế?” - GS Mai Trọng Nhuận đặt câu hỏi.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD nêu vấn đề: ở nước bạn, người phụ trách 1 nghiên cứu sinh (NCS) được trả 100.000 USD/năm và người làm NCS cũng được nhận 2.500USD/tháng để yên tâm nghiên cứu, không kể tiền đi nước ngoài; trong khi, ở ta, người hướng dẫn NCS mỗi năm được trả hơn 1 triệu đồng/NCS thì làm sao ra được công trình khoa học.
Đó có phải là lý do năm 2012, số lượng của toàn bộ các công trình khoa học của các trường ĐH trên cả nước mới bằng số công trình khoa học của trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan), GS Hạc nói.
Bao giờ sinh viên Việt Nam được tự hào là sinh viên của trường top 100 châu Á?
Xấu hổ cũng phải đúng chỗ
Đó là ý kiến của ông Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT. Theo ông Khuyến, trình độ đang thấp thì việc chưa có trường lọt top 100 không có gì đáng xấu hổ.
Đáng xấu hổ là ở chỗ: Việt Nam có một số lượng lớn trường ĐH nhưng đã không đào tạo được nguồn nhân lực đủ tốt để góp phần đẩy kinh tế đất nước đi lên. Câu hỏi của chúng ta bây giờ không phải là khi nào Việt Nam có trường ĐH Harvard mà là bao giờ chúng ta có trường ĐH nghiên cứu đúng nghĩa.
Với kinh nghiệm quản lý giáo dục ĐH trong nhiều năm, ông Khuyến khẳng định: để đáp ứng tiêu chí xếp hạng, có thể nói, hiện nay Việt Nam không có ĐH nghiên cứu.
Nghiên cứu và đào tạo ở ta đang bị tách thành 2 hệ thống: nghiên cứu thuộc về các viện nghiên cứu; trường ĐH vừa đào tạo vừa nghiên cứu nhưng chủ yếu là đào tạo. “Các trường ĐH chạy theo thí sinh, vét đến tận điểm sàn để lấy người học thì làm sao có ĐH nghiên cứu”, ông Khuyến nói.
GS Lâm Quang Thiệp, ĐHQG HN cho rằng: ĐH hàng đầu của ta vẫn tranh nhiệm vụ của ĐH bậc thấp, chạy theo đào tạo không chính quy thì làm sao gọi là ĐH nghiên cứu?
GS Phạm Minh Hạc đề xuất phải có chính sách đáp ứng đúng yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT nước nhà. GS Lâm Quang Thiệp đề nghị cần phân tầng ĐH thành các ĐH nghiên cứu, ĐH bậc thấp... hoạt động không ngoài đích chung của thế giới: đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo với sự phân định rõ rệt - ĐH tầng cao phải tập trung vào nghiên cứu... mới mong tiếp cận được với xếp hạng quốc tế.
Theo Tiền phong
"Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin của người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã cho ra đời sản phẩm nước uống Number 1 vitamin. Number 1 Vitamin là sản phẩm vitamin đầu tiên của Việt Nam được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng hàng đầu thế giới, trên dây chuyền thiết bị hiện đại của châu Âu với công nghệ Aseptic, không chỉ bảo đảm tuyệt đối tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp giữ nguyên vẹn giá trị của vitamin và hương vị cam tươi ngon. Number 1 Vitamin đã có mặt tại các điểm bán trên cả nước từ ngày 31-3-2013. Với Number 1 Vitamin người tiêu dùng sẽ có thêm lựa chọn mới nối tiếp về dòng thức uống sảng khoái, có lợi cho sức khỏe sau trà xanh, trà thảo mộc." |