ĐBQH tiếp tục tranh luận về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, huyện

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 28/05/2024 | 11:12
1
Ông Phạm Văn Hoà cho hay, do còn nhiều ý kiến khác nhau về 2 phương án đổi tên TAND cấp tỉnh, cấp huyện nên đề nghị lấy phiếu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (TAND) sửa đổi. 

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến tranh luận là việc TAND tối cao - cơ quan chủ trì soạn thảo - đề xuất đổi tên TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm; TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

UBTVQH không tán thành đổi tên tòa án cấp tỉnh và huyện

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm theo thẩm quyền xét xử, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án này thì không thay đổi.

Các tòa án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh; TAND phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án. Quy định này chưa thống nhất về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương và phải sửa đổi một số luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời phát sinh một số chi phí (như sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ).

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nguyên quy định của luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện.

Đối thoại - ĐBQH tiếp tục tranh luận về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, huyện

Phiên thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các ĐBQH (Ảnh: Media Quốc hội).

Do đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau và TAND tối cao tiếp tục đề nghị đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thảo luận.

Phương án 1: Quy định TAND tỉnh và TAND huyện (như quy định của luật hiện hành).

Phương án 2: Quy định TAND sơ thẩm và TAND phúc thẩm (như đề nghị của TAND tối cao).

Đề nghị lấy phiếu ý kiến ĐBQH về 2 phương án

Thảo luận về nội dung này tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đồng tình với phương án 1, giữ nguyên tên tòa án cấp tỉnh, huyện theo luật hiện hành.

Tuy nhiên, ông Hoà cho rằng, một số đại biểu và chánh án TAND tối cao vẫn đề nghị đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện. Do còn ý kiến khác nhau của các đại biểu liên quan đến cả hai phương án, nên đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị Quốc hội cho lấy phiếu ý kiến của các đại biểu về nội dung này.

“Chúng ta có 487 đại biểu nhưng chỉ có trên dưới 30 đại biểu phát biểu nên chưa biết mấy trăm đại biểu còn lại ủng hộ phương án nào. Do đó, nên lấy phiếu để đảm bảo khách quan, chính xác”, ông Hòa nói.

Đối thoại - ĐBQH tiếp tục tranh luận về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, huyện (Hình 2).

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp (Ảnh: Media Quốc hội).

Nêu quan điểm, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) cho hay ông đồng ý với phương án 2, đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Nêu lý do, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng việc đổi mới này đã thể chế hoá, đáp ứng yêu cầu tại các nghị quyết của Đảng.

“Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng toà án độc lập; toà án trở thành trung tâm, xét xử là trọng tâm”, ông Thịnh nói và cho rằng có như vậy, xét xử mới công bằng, bảo đảm công lý; nhân dân mới tin vào pháp luật, tin vào toà án, và xa hơn nữa là nhân dân tin vào chế độ.

Mặt khác, đại biểu đoàn Khánh Hoà nhấn mạnh toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, toà án thực hiện thẩm quyền tài phán quốc gia chứ không phải toà án cấp huyện hay cấp tỉnh.

Ông Thịnh cũng dẫn lại ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn) nhận định việc xét xử các vụ án hành chính mà người bị kiện là Chủ tịch tỉnh rất khó. Nếu không độc lập, toà án rất khó xét xử công bằng, rất khó cho việc bảo đảm công lý.

“Chúng ta phải thay đổi, sự thay đổi này phù hợp với xu hướng của thế giới. Gần như các nước trên thế giới họ đều làm vậy cả rồi. Bây giờ chúng ta mới làm hơi muộn rồi, nhưng là cần thiết”, ông Thịnh nói.

Đối thoại - ĐBQH tiếp tục tranh luận về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, huyện (Hình 3).

 Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, đoàn Khánh Hòa (Ảnh: Media Quốc hội).

Một lý do khác, ông Đỗ Ngọc Thịnh nhắc lại, thời điểm lịch sử, Bác Hồ quyết định rất nhiều vấn đề lớn của nước ta, trong đó có việc xây dựng Hiến pháp 1946, có việc chỉ đạo xây dựng toà án sơ thẩm, toà án phúc thẩm.

“Tôi đồng ý với ý kiến đại biểu Phạm Văn Hoà, chúng ta cần phải lấy phiếu ý kiến”, ông Thịnh kết luận.

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, việc đổi tên theo phương án 2 chỉ dừng lại ở tên gọi, còn nội hàm không khác tên gọi của luật hiện hành. Vì vậy, ông đồng tình với phương án 1 giữ nguyên theo luật hiện hành.

Đồng thời, cần tiếp tục sửa các luật về tố tụng để tăng quyền cho tòa án cấp huyện, thị xã, thành phố. Khi có đủ điều kiện mới sửa đổi cho phù hợp.

Đối thoại - ĐBQH tiếp tục tranh luận về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, huyện (Hình 4).

Đại biểu Phạm Thị Xuân, đoàn Thanh Hóa (Ảnh: Media Quốc hội).

Đại biểu Phạm Thị Xuân (đoàn Thanh Hóa) bày tỏ đồng tình với việc đổi tên tòa án cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử ở phương án 2. Bà nói việc đổi tên này là phù hợp, cần thiết, đồng thời đưa ra nhiều lập luận cho quan điểm của mình.

Bà nêu rõ việc thành lập các tòa án này không phải sửa các luật liên quan vì đã quy định trong điều khoản chuyển tiếp của dự luật.

Cùng với đó, bà Xuân nhấn mạnh việc đổi tên này có phát sinh chi phí sửa con dấu, biển hiệu của tòa án nhưng không đáng kể so với lợi ích to lớn, lâu dài như tăng hiệu quả, chuyên môn hóa, đảm bảo tính nhất quán áp dụng pháp luật, phù hợp với trình độ phát triển, đảm bảo tính minh bạch.

Trình Quốc hội 2 phương án về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Thứ 3, 28/05/2024 | 09:27
Đa số ý kiến trong UBTVQH ủng hộ việc ghi âm, ghi hình ảnh tại phiên tòa và những người tiến hành tố tụng phải được sự đồng ý của chủ tọa và người liên quan.

ĐBQH “hiến kế” để hạn chế việc người lao động rút BHXH một lần

Thứ 2, 27/05/2024 | 15:43
Đại biểu Quốc hội đề xuất cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, mức vay bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút BHXH một lần.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: Nghề thẩm phán là "thầm lặng chối từ những cám dỗ để giữ gìn sự thanh liêm"

Thứ 4, 01/11/2023 | 14:18
Ngày 1/11, Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án Nhân dân.
Cùng tác giả

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thứ 4, 03/07/2024 | 09:30
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion.

Việt Nam - Hàn Quốc ký 9 văn kiện hợp tác, hướng tới 150 tỷ USD thương mại song phương

Thứ 3, 02/07/2024 | 19:59
Chiều 2/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.

Chủ tịch Samsung hé lộ kế hoạch đưa Việt Nam thành cứ điểm toàn cầu

Thứ 3, 02/07/2024 | 15:21
Theo ông Lee Jae Yong, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:42
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.

Thủ tướng: Nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc

Thứ 2, 01/07/2024 | 15:23
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác lao động lành mạnh, và tạo thuận lợi nhất để lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được cống hiến.
Cùng chuyên mục

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, lương hưu được điều chỉnh dựa trên việc tăng chỉ số CPI nhiều năm qua.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.

Từ 1/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu

Thứ 7, 29/06/2024 | 10:44
Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án phục hồi phát triển kinh tế xã hội

Thứ 7, 29/06/2024 | 09:56
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

“Dao có tính sát thương cao” sẽ được quản lý theo 3 cấp độ

Thứ 7, 29/06/2024 | 08:54
Quốc hội thống nhất việc quản lý "dao có tính sát thương cao" theo mục đích sử dụng gồm công cụ lao động sản xuất hàng ngày, vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng.