Để cán bộ trong sạch cần có quy định cụ thể kiểm soát quyền lực

Để cán bộ trong sạch cần có quy định cụ thể kiểm soát quyền lực

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường

Thứ 2, 02/07/2018 09:36

Việc “chạy chức, chạy quyền” làm ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ. Vì vậy, cần có những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng trong “bài toán” kiểm soát quyền lực.

Với việc đưa ra ánh sáng các vụ việc lớn, có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua, nhân dân càng có cơ sở để tin rằng, việc chỉnh đốn Đảng không làm “chậm lại” sự phát triển của đất nước, mà ngược lại, càng làm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.

Trao đổi với báo Người Đưa Tin, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng bộ Quốc phòng cho rằng, việc xem xét, thi hành kỷ luật với các cán bộ đảng viên, đặc biệt là xem xét, thi hành kỷ luật với những người đứng đầu thể hiện quyết tâm chống tham nhũng một cách mạnh mẽ của Đảng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, quyết tâm xây dựng công tác cán bộ có năng lực, phẩm chất, uy tín của Đảng.

Liên quan đến vấn đề lựa chọn cán bộ bổ nhiệm, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho rằng: “Thông qua các bài học kinh nghiệm của chúng ta đã qua về công tác cán bộ, theo tôi thì cần đánh giá đa chiều. Ngoài việc đánh giá năng lực, trình độ công tác theo quy trình thì cần lắng nghe các ý kiến tại nơi cán bộ đó đang sinh sống.

Khi đó, chi bộ cơ sở sẽ đánh giá, quần chúng nhân dân ở địa phương sẽ nhận xét và các tổ chức đoàn thể ở nơi anh sinh sống sẽ có cái nhìn về con người cán bộ đó. Anh sống như thế nào thì ở đó người ta sẽ biết hết, không giấu được đâu, nhất là vợ và con của các cán bộ ấy.

Thứ hai là ở địa phương nơi cán bộ đó sinh ra, nếu anh có tâm, có đức với quê hương thì người ta biết ngay, hay anh có biệt phủ, công trình xây dựng trái phép thì người ta cũng sẽ biết”.

Để cán bộ trong sạch cần có quy định cụ thể kiểm soát quyền lực

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu thẳng thắn nhìn nhận: “Muốn nói gì thì nói, muốn đánh giá cán bộ thì phải dựa vào hiệu quả công việc được giao. Cán bộ phải giống như tấm gương phản chiếu, nói phải đi đôi với làm và phải cho thấy rõ hiệu quả, có đánh giá cụ thể”. 

Một cán bộ nguyên là lãnh đạo của Ủy ban kiểm tra Trung ương cho rằng, hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” có các biểu hiện đa dạng. Đó là chạy để từ chưa có chức thành có chức; từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn; từ nơi ít lợi ích, bổng lộc sang nơi có nhiều bổng lộc hơn. Ngoài ra còn có chạy từ nơi sung túc, đầy đủ vật chất, kinh tế sang nơi có quyền lực chính trị để “trú ẩn, hạ cánh an toàn”... Việc “chạy chức, chạy quyền” làm ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ. Vì vậy, cần có những quy định hết sức cụ thể, rõ ràng trong “bài toán” kiểm soát quyền lực.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.