Đề xuất bỏ phòng giáo dục quận, huyện: Đáng bàn, nhưng khó thực hiện

Đề xuất bỏ phòng giáo dục quận, huyện: Đáng bàn, nhưng khó thực hiện

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 5, 14/12/2017 18:43

Mới đây, dư luận xôn xao khi một tờ báo đăng kiến nghị của một giáo viên, trong đó đề xuất “giải tán các phòng giáo dục ở các quận, huyện trên cả nước”.

Theo tác giả của đề xuất trên, số lượng cán bộ mỗi phòng giáo dục hiện nay trung bình khoảng trên dưới 10 người, chưa tính lực lượng giáo viên biệt phái ở các trường về công tác tại phòng… Cả nước có 659 đơn vị hành chính cấp huyện - nếu giải tán phòng giáo dục quận, huyện thì sẽ có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên.

Khó đi vào thực tiễn

 

Giáo dục - Đề xuất bỏ phòng giáo dục quận, huyện: Đáng bàn, nhưng khó thực hiện

GS. Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Công Luân

Phàn hồi về đề xuất trên, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Vì chúng ta đang thực hiện nghị quyết của Hội nghị T.Ư6 về tinh giảm biên chế, giảm đầu mối; cùng lúc xã hội đang bàn về việc sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, nên bàn về đề xuất trên vào thời điểm này là khá hợp lý.

Tuy nhiên, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng áp dụng đề xuất trên vào thực tế sẽ rất khó: “Tôi nghĩ rằng đề xuất trên không thật hợp lý, vì chính quyền của ta thực hiện theo 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Ở huyện, xã có rất nhiều các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh. UBND là cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ quan tham mưu giúp việc - đó là phòng giáo dục. Nếu chúng ta thấy chưa hợp lý thì có thể nghiên cứu giảm biên chế ở phòng này thôi chứ không bỏ được”.

“Phòng giáo dục có chức năng giám sát, tư vấn chuyên môn cho các trường. Nếu bỏ đi thì sở GDĐT không thể nào sâu sát tới từng trường. Chỉ có điều, đặt trong bối cảnh sẽ  tăng quyền tự chủ cho các trường thì việc xác định lại vai trò của phòng giáo dục cho hợp lý”, GS. Thuyết nói.

Giáo viên nói gì?

Về phía giáo viên, cô giáo Ngô Huyền (Hải Dương) nhận xét về đề xuất trên: “Giải thể phòng giáo dục thì sở GDĐT sẽ không thể nào quản lý hết được. Mỗi huyện cần có một đơn vị quản lý chung, tham mưu cho UBND huyện. Hơn nữa, mỗi huyện có một đặc thù riêng, nếu không có phòng thì sở GD&ĐT rất vất vả. Hơn nữa, lâu nay có thực trạng một số hiệu trưởng là "vua một cõi”, nếu bỏ phòng giáo dục thì ai giám sát hiệu trưởng về thu chi tài chính, ngăn lạm dụng quyền hạn?"

Trái lại, thầy Kiều Bảo - Giáo viên lâu năm tại Hà Nội - đồng tình với đề xuất bỏ phòng giáo dục: “Một ý kiến hay và đúng. Đến HĐND cấp huyện mà còn giảm được thì phòng giáo dục cũng giảm là rất đúng. Chỉ có điều, những người đã quen làm quan rồi, bây giờ bỏ đi thì họ làm gì, đi đâu? Điều quan trọng là những người làm ở phòng giáo dục huyện không muốn bỏ vị trí ấy.

Gần 40 năm dạy học tôi cũng nhận thấy các phòng giáo dục chỉ là cấp chỉ đạo trung gian, nay đã lỗi thời. Vậy nên loại bỏ các đơn vị này sẻ bớt gánh nặng về biên chế. Tuy nhiên, nếu không còn phòng giáo dục, thì các trường phải có những hiệu trưởng tâm huyết, đủ tầm, và quan trọng nhất là được tập thể giáo viên bỏ phiếu bầu nên”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.