"Điểm sáng" kim ngạch xuất khẩu tôm đứng vị trí số 1 trong ngành thủy sản

"Điểm sáng" kim ngạch xuất khẩu tôm đứng vị trí số 1 trong ngành thủy sản

Thứ 3, 06/08/2024 19:36

Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới và chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu.

Xuất khẩu tôm tăng

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,29 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu nhóm hàng này tăng 7,3%, đứng Top 2 về kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ tính riêng xuất khẩu tôm đã đạt 2 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Riêng xuất khẩu tôm hùm tăng gấp gần 3 lần đạt 145 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu tôm tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong ngành thuỷ sản. Đáng chú ý, hiện Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới, chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu. Con tôm của Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cụ thể thời gian qua, các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… tiếp tục nhập khẩu tôm Việt Nam, góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng duy trì mức tăng trưởng dương.

"Điểm sáng" kim ngạch xuất khẩu tôm đứng vị trí số 1 trong ngành thủy sản- Ảnh 1.

Xuất khẩu tôm tăng 11% trong tháng 7. Ảnh minh họa.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) đạt 328 triệu USD, tăng mạnh 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của nước ta, Trung Quốc là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Xuất khẩu tôm tiến triển theo đà đi lên nhằm phát triển chuỗi giá trị tôm cũng một phần góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Theo các chuyên gia cho hay để gia tăng thị phần tại các thị trường trong năm 2024, doanh nghiệp cần lưu ý đến thị hiếu tiêu dùng mới. Điển hình như Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh, tôm hùm đá, các loại tôm biển khác, tôm hùm đông lạnh; trong khi tăng nhập khẩu tôm hùm tươi, sống, ướp lạnh; tôm khô, muối, hun khói, ngâm nước muối và các loại tôm chế biến. Trong khi đó tại Hàn Quốc, nhu cầu đối với thực phẩm nấu chín, chế biến và bảo quản sẵn đang tăng lên nhanh chóng.

Vượt thử thách

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10% - 15% và dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD. Sở dĩ có được dự báo khả quan trên, bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, để xuất khẩu thủy sản bền vững, điều quan trọng nhất hiện nay là gỡ được thẻ vàng IUU; doanh nghiệp đa dạng sản phẩm xuất khẩu; thúc đẩy xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước; tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, điểm nghẽn ảnh hưởng đến xuất khẩu…

Về thị trường, Hoa Kỳ và Trung Quốc được nhận định sẽ tiếp tục là 2 thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024, chiếm khoảng 40% - 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Các doanh nghiệp trong nước cũng đang tích cực mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới, nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giúp ngành tôm có thêm nhiều cơ hội để phát triển bền vững và ổn định hơn trong dài hạn.

Ngoài ra, chính phủ và các cơ quan chức năng đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong nuôi trồng và chế biến tôm cũng được chú trọng, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đang áp dụng nhiều biện pháp để "vượt sóng" trong giai đoạn khó khăn, tạo nên chuỗi giá trị liên kết vùng nguyên liệu để vững chắc trong cung ứng đơn hàng.

Trước những con số đạt được nhiều chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm nay xuất khẩu tôm sang các thị trường Mỹ, EU… sẽ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, theo Hội Thủy sản Việt Nam, chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao sẽ khiến Việt Nam gặp khó trong việc cạnh tranh về giá với các nước Ecudor và Ấn độ. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một thách thức với xuất khẩu tôm.

Ngoài ra, theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Việt Nam giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực do chi phí thức ăn nuôi tôm đang chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp).

Trao đổi với báo Đầu Tư bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để gia tăng thị phần tại các thị trường trong năm 2024, doanh nghiệp cần lưu ý đến thị hiếu tiêu dùng mới. Ví dụ như Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh, tôm hùm đá, các loại tôm biển khác, tôm hùm đông lạnh, trong khi tăng nhập khẩu tôm hùm tươi, sống, ướp lạnh. Còn tại Hàn Quốc, nhu cầu đối với thực phẩm nấu chín, chế biến và bảo quản sẵn đang tăng lên nhanh chóng.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Đại Biểu Nhân Dân ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng, động lực tăng trưởng ngành tôm là coi trọng khâu tìm hiểu, thâm nhập thị trường; lắng nghe nhu cầu, xu thế người tiêu dùng để kịp thời đáp ứng, thu hút. Tuy nhiên, động lực này sẽ bị cản trở nếu giá cả không phải chăng. Đây là "nút thắt" của ngành, bởi giá thành tôm nuôi quá cao do nhiều yếu tố, như chất lượng tôm giống, môi trường nuôi, nguồn vốn nuôi…

Nhằm vượt qua khó khăn, theo ông Lực, các khâu chế biến, xuất khẩu phải năng động, tích cực hơn bao giờ hết, ví dụ nghiên cứu mặt hàng mới, thậm chí đáp ứng từng lễ hội, sự kiện. Bên cạnh đó, tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối cao cấp; thực thi các giải pháp bền vững như lộ trình giảm phát thải, bảo đảm phúc lợi động vật, bảo đảm chỉ tiêu sử dụng vật tư tái chế…

Kim ngạch xuất khẩu nông sản - gam sáng nổi bật

Trong kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, nông sản (bao gồm thêm lâm - thủy sản) xuất khẩu luôn là gam sáng nổi bật. Hơn 2 quý năm 2024, hàng loạt nông sản Việt được khách quốc tế ưa chuộng, thị trường nhiều, đơn hàng tăng, giá cả ngoài mong đợi.

Thông tin trên Tuổi Trẻ, kinh tế toàn cầu năm 2024 còn nhiều rủi ro, khó đoán định, lạm phát vẫn tiềm ẩn. Tuy nhiên với thế mạnh về nguồn cung lớn, giá cả cạnh tranh, đặc biệt là "truyền thống của nông sản Việt", dự báo nửa cuối năm nay xuất khẩu sẽ còn bứt tốc. Tất nhiên để nông sản đi xa, đi sâu, đi bền vào nhiều thị trường thì cần thêm nhiều lưu ý.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.