Doanh nghiệp chú trọng vào công nghệ và quảng bá thương hiệu để cải thiện năng lực cạnh tranh

Doanh nghiệp chú trọng vào công nghệ và quảng bá thương hiệu để cải thiện năng lực cạnh tranh

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 3, 04/09/2018 16:11

Hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển quy mô, đầu tư công nghệ hiện đại, quảng bá thương hiệu của mình ra bên ngoài. Đây là một trong những nội dung được các chuyên gia kinh tế, nhà lập pháp chia sẻ tại tọa đàm “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Buổi tọa đàm do báo Đại biểu nhân dân tổ chức sáng 21/8 có tham gia của các chuyên gia kinh tế, đại diện hiệp hội doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội…

Tọa đàm tập trung thảo luận làm rõ 4 nhóm vấn đề: Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia; Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; Những rào cản mà doanh nghiệp gặp phải trong nỗ lực cải thiện sức cạnh tranh; Các nhiệm vụ chủ chốt đặt ra đối với Chính phủ và doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đầu tư - Doanh nghiệp chú trọng vào công nghệ và quảng bá thương hiệu để cải thiện năng lực cạnh tranh

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển

TS. Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng trong câu chuyện cấu trúc cạnh tranh, thời gian đầu có sự cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ, doanh nghiệp trong nước đang “chới với” để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài rất vất vả.

Vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đã nhỏ rồi lại còn muốn nhỏ hơn, muốn giấu mình mọi thứ, muốn ngắn hạn, muốn ăn một lần rồi giải tán. Các doanh nghiệp không hướng về công nghệ, về quan hệ thị trường, không hướng vào cải thiện môi trường, cải thiện quan hệ với người lao động. 

Điều này đã ảnh hưởng rất to lớn đến cung cách hoạt động của doanh nghiệp, tác động xấu đến năng lực cạnh tranh, thậm chí là kéo nhau đi xuống. Chúng ta cần thay đổi, để thực sự phát huy được năng lực cạnh tranh của nước ta, biến năng lực cạnh tranh của quốc gia thành cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đồng tình với ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ông Hoàng Quang Phòng nhận định: Doanh nghiệp hiện nay vẫn đa phần là nhỏ và vừa, doanh nghiệp startup nên rất dễ bị tổn thương. Vì thế, chính sách hỗ trợ phải làm sao để doanh nghiệp ổn định hoạt động và duy trì sản xuất kinh doanh.

Đầu tư - Doanh nghiệp chú trọng vào công nghệ và quảng bá thương hiệu để cải thiện năng lực cạnh tranh (Hình 2).

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng doanh nghiệp cũng phải tự thân vận động. Cần có sự lan tỏa, chia sẻ kinh nghiệm trong các hiệp hội để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt, truyền đạt cho doanh nghiệp yếu thế hơn và doanh nghiệp mới lập nghiệp. Doanh nghiệp phải học hỏi lẫn nhau ngay trong mỗi hiệp hội thì mới bảo vệ được thành quả của mỗi doanh nghiệp.

Ngược lại, có những doanh nghiệp không muốn nhỏ hơn, không muốn giấu mình mà muốn vươn ra biển lớn để được thế giới biết đến. TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển lấy ví dụ Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã rất hăng hái trong việc xuất bản sách để quảng bá thương hiệu của mình ra quốc tế. 

Tân Hiệp Phát không chỉ có được sự có được sự tín nhiệm của người tiêu dung trong nước mà còn là một trong số ít thương hiệu nước giải khát Việt Nam có sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá Việt Nam có một số doanh nghiệp làm khá tốt công tác hội nhập trong giai đoạn mới và cạnh tranh tốt trước sức ép của đối thủ nước ngoài như Vietjet, Vingroup, Hòa Phát, TH True Milk, Tân Hiệp Phát,...

TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng Tân Hiệp Phát có được thành công ngày hôm nay là nhờ chọn được thị trường đúng, đi vào thị trường nước uống từ trước đến nay đang bỏ ngỏ và có thị phần để mở rộng. Một yếu tố khác giúp Tân Hiệp Phát trở thành doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đồ uống là đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Theo vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, công nghệ sản xuất của Tân Hiệp Phát hiện đã tương đương với các nước nước tiên tiến.

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.