Độc đáo lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ ở Lạng Sơn

Độc đáo lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ ở Lạng Sơn

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 5, 15/03/2018 14:46

Là một trong những lễ hội quy mô lớn nhất của Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ luôn thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Từ năm 2016, lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Từ năm 2016, lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ngày 27/1 âm lịch (14/3/2018) diễn ra nghi lễ rước kiệu quan Tuần Tranh từ đền Tả Phủ quay lại đền Kỳ Cùng.

Ngày 27/1 âm lịch (14/3/2018) diễn ra nghi lễ rước kiệu quan Tuần Tranh từ đền Tả Phủ quay lại đền Kỳ Cùng.

Đoàn rước đi đầu là những nhân vật mô phỏng các vị quan hộ giá

Đoàn rước đi đầu là những nhân vật mô phỏng các vị quan hộ giá

Trong lễ hội có nhiều đội múa lân, múa rồng hoành tráng do những trai tráng trong làng đảm nhiệm.

Trong lễ hội có nhiều đội múa lân, múa rồng hoành tráng do những trai tráng trong làng đảm nhiệm.

Đoàn lân, rồng sẽ đi diễu hành theo kiệu hoa dọc các con phố từ đền Kỳ Cùng xuống đền Tả Phủ để đón quan lớn rồi lại quay lại đền Kỳ Cùng.

Đoàn lân, rồng sẽ đi diễu hành theo kiệu hoa dọc các con phố từ đền Kỳ Cùng xuống đền Tả Phủ để đón quan lớn rồi lại quay lại đền Kỳ Cùng.

Dọc đường, các đội sẽ biểu diễn các tiết mục múa lân, rồng trên nền trống hội giòn rã.

Dọc đường, các đội sẽ biểu diễn các tiết mục múa lân, rồng trên nền trống hội giòn rã.

Tương truyền, nhà nào được đội múa lân, múa rồng đến xông đất sẽ làm ăn may mắn, phát đạt trong cả năm.

Tương truyền, nhà nào được đội múa lân, múa rồng đến xông đất sẽ làm ăn may mắn, phát đạt trong cả năm.

Do đó các gia chủ được lân, rồng ghé thăm đều bày tỏ sự vui mừng và không tiếc tiền thưởng cho đội múa lân rồng bằng cách nhét tiền vào miệng rồng hoặc treo thưởng bằng tiền trên cao để rồng, lân nhảy lên với lấy tiền

Do đó các gia chủ được lân, rồng ghé thăm đều bày tỏ sự vui mừng và không tiếc tiền thưởng cho đội múa lân rồng bằng cách nhét tiền vào miệng rồng hoặc treo thưởng bằng tiền trên cao để rồng, lân nhảy lên với lấy tiền

Vẻ uy nghi trong lễ rước kiệu

Vẻ uy nghi trong lễ rước kiệu

Lễ hội cũng gây chú ý bởi sự góp mặt của nhiều cô đồng xinh đẹp, tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu.

Lễ hội cũng gây chú ý bởi sự góp mặt của nhiều cô đồng xinh đẹp, tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu.

Một chàng trai hóa thân nhập vai cô đồng xinh đẹp

Một chàng trai hóa thân nhập vai cô đồng xinh đẹp

Dàn trống hội hoành tráng phục vụ lễ hội

Dàn trống hội hoành tráng phục vụ lễ hội

Tiết mục đàn ông hóa thân vào vai phụ nữ nhảy múa theo lân, rồng được khá nhiều người thích thú

Tiết mục đàn ông hóa thân vào vai phụ nữ nhảy múa theo lân, rồng được khá nhiều người thích thú

Vào hai ngày chính hội, các gia đình thường nghỉ việc lao động, dựng rạp trước cửa nhà, bày biện mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài.

Vào hai ngày chính hội, các gia đình thường nghỉ việc lao động, dựng rạp trước cửa nhà, bày biện mâm lễ để cầu an, cầu lộc, cầu tài.

Toàn bộ các gia đình đứng bên mâm lễ và chờ đợi giây phút rước kiệu thiêng liêng đi qua

Toàn bộ các gia đình đứng bên mâm lễ và chờ đợi giây phút rước kiệu thiêng liêng đi qua

Những nhà khá giả thường quay cả 1 con lợn to làm lễ vật

Những nhà khá giả thường quay cả 1 con lợn to làm lễ vật

Đây là kiệu Bát Cống rước ông Thân Công Tài.

Đây là kiệu Bát Cống rước ông Thân Công Tài.

Kiệu Long Đình của quan lớn Tuần Tranh gồm 20 nam người Tày, Nùng khiêng. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, đến ngã ba, ngã tư lại thực hiện động tác quay vòng thu hút sự chú ý của du khách. Khi kiệu quay vòng, pháo hoa được bắn tưng bừng tạo nên một sự náo nức trong không gian lễ hội.

Kiệu Long Đình của quan lớn Tuần Tranh gồm 20 nam người Tày, Nùng khiêng. Đoàn rước đi vòng qua các dãy phố, đến ngã ba, ngã tư lại thực hiện động tác quay vòng thu hút sự chú ý của du khách. Khi kiệu quay vòng, pháo hoa được bắn tưng bừng tạo nên một sự náo nức trong không gian lễ hội.

Tiết mục kết thúc màn rước kiệu cũng chính là thời khắc được trông đợi nhất là khi kiệu quan Tuần Tranh đi qua, người dân địa phương và khách thập phương chen nhau chui qua kiệu để mong được may mắn trong năm mới. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm.

Tiết mục kết thúc màn rước kiệu cũng chính là thời khắc được trông đợi nhất là khi kiệu quan Tuần Tranh đi qua, người dân địa phương và khách thập phương chen nhau chui qua kiệu để mong được may mắn trong năm mới. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm.

Vào ngày khai hội 22/1 âm lịch và kết hội 27/1 âm lịch, toàn thành phố Lạng Sơn ngập chìm trong cờ hoa tưng bừng. Lễ hội này cũng thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian đến tìm hiểu và sáng tác.

Vào ngày khai hội 22/1 âm lịch và kết hội 27/1 âm lịch, toàn thành phố Lạng Sơn ngập chìm trong cờ hoa tưng bừng. Lễ hội này cũng thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian đến tìm hiểu và sáng tác.

Nhiều tăng ni phật tử cũng đến dự lễ hội tín ngưỡng dân gian này

Nhiều tăng ni phật tử cũng đến dự lễ hội tín ngưỡng dân gian này

Đây thực sự là một ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn

Đây thực sự là một ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn

Những chú hề múa quạt mua vui trong lễ hội cũng được du khách thưởng tiền không ngớt

Những chú hề múa quạt mua vui trong lễ hội cũng được du khách thưởng tiền không ngớt


Theo truyền thuyết, đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) thờ quan Tuần Tranh thuộc nhà Trần, do oan khuất nên ông nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn. Sau này, Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài được nhà Lê cử lên Lạng Sơn đã minh oan cho ông Tuần Tranh.

 Sau khi Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài mất người dân lập đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) để thờ cúng.

Cảm kích trước công ơn của ông Thân Công Tài, ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng Ngọ người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa. Ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại, đặc biệt ngày 27 diễn ra lễ cướp đầu pháo, theo quan niệm dân gian ai cướp được đầu pháo năm ấy sẽ gặp may mắn tài lộc.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.