Độc đáo linh vật rắn thần Naga 5 đầu tại Bình Định

Độc đáo linh vật rắn thần Naga 5 đầu tại Bình Định

Nguyễn Thị Thu Dịu

Nguyễn Thị Thu Dịu

Thứ 3, 21/01/2025 21:01

Biểu tượng linh vật năm Ất Tỵ 2025 được lấy cảm hứng từ rắn thần Naga 5 đầu, mang nét đặc sắc của văn hóa Champa Bình Định.

Chiều 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp), tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp.Quy Nhơn, Sở VH&TT tỉnh Bình Định khánh thành cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cắt băng khai trương cụm lin vật tết Ất Tỵ 2025. Ảnh:Thu Dịu

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cắt băng khánh thành cụm linh vật Tết Ất Tỵ 2025. Ảnh: Thu Dịu

Theo ông Huỳnh Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định, cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành lấy ý tưởng từ tượng rắn thần Naga 5 đầu tại Di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn).

Trong tiếng Phạn, Naga có nghĩa là rắn hổ mang lớn. Rắn Naga là con vật thần thoại và thường được thể hiện là con rắn có nhiều cái đầu (thường là 5, 7 hoặc 9 đầu). Với hình thể độc đáo, rắn Naga có cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu.

Theo quan niệm người xưa, rắn Naga là linh hồn của thiên nhiên, bảo vệ các nguồn nước như: sông, suối, mạch ngầm, giúp mùa màng tốt tươi. Do vậy, rắn thần Naga là biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc. Bên cạnh đó, rắn Naga còn có nhiệm vụ canh giữ đền tháp, bảo vệ đạo pháp, cho nên được thể hiện rất nhiều trong các đền tháp.

Toàn cảnh cụm linh vật  tết Ất Tỵ  tại Bình Định. Ảnh: Tín Phan

Toàn cảnh cụm linh vật Tết Ất Tỵ tại Bình Định. Ảnh: Sơn Tùng

Trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Việt Nam, hình tượng rắn Naga được thể hiện nhiều nhất tại tháp Dương Long, có niên đại cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Rắn Naga dùng trang trí hệ thống chân đế, vòm cửa và trên bộ mái của tháp.

Đông đảo người dân checkin tại cụm linh vật. Ảnh:Thu Dịu

Đông đảo người dân check-in tại cụm linh vật. Ảnh: Thu Dịu

Nhằm quảng bá giá trị di sản văn hóa đặc sắc và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 lấy hình tượng cụm tháp Dương Long và tượng rắn Naga. Trong đó, cụm tháp Dương Long làm phông nền chủ đạo với chiều cao 7,5m; linh vật rắn thần Naga 5 đầu với chiều cao 5m, được mô phỏng sinh động và được đặt trước trung tâm tượng cụm tháp Dương Long. Bên cạnh đó, các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và hơi nước tạo nên khung cảnh khá huyền bí.

Cụm linh vật phụ (mặt sau - hướng ra biển) lấy hình tượng linh vật xuân Ất Tỵ với tạo hình rắn cách điệu hiện đại theo xu hướng chuyển đổi số và phát triển công nghệ, phía sau là tạo hình hai bàn tay nắm chặt, tượng trưng cho sự đoàn kết, quyết tâm của Bình Định cùng với cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới…

Hình ảnh con rắn công nghệ cách điệu gửi gắm ước mơ vươn mình của Bình Định trong năm 2025. Ảnh: Thu Dịu

Hình ảnh con rắn cách điệu (mặt sau) gửi gắm ước mơ vươn mình của Bình Định trong năm 2025. Ảnh: Thu Dịu

"Linh vật của tỉnh Bình Định năm nay khác biệt, đó sự cách điệu của rắn thần Naga được khai quật tại cụm tháp Dương Long. Đây chính yếu tố văn hóa truyền thống của vùng đất Bình Định. Một điều đặc biệt nữa là cùng với biểu tượng cách điệu rắn thần thì có thêm một con rắn công nghệ, thể hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương về khoa học công nghệ, để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình. Con rắn công nghệ như là sự hình tượng hóa vươn lên của Bình Định trong năm 2025", ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chia sẻ.

Chuyện linh vậtChuyện linh vật

Chuyện linh vật là một chủ đề vô cùng thú vị và đa dạng, bao gồm nhiều khía cạnh và luôn thu hút sự chú ý của dư luận mỗi khi Tết đến Xuân về.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.