Đòi hỏi thiết yếu trong thực hành của ngành luật hiện nay

Đòi hỏi thiết yếu trong thực hành của ngành luật hiện nay

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 5, 12/04/2018 14:44

Thực hành pháp luật là một yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo cử nhân luật tại các trường đại học trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Với việc đưa sinh viên vào một môi trường thực tiễn để học tập và rút ra kinh nghiệm, văn phòng thực hành luật đem lại những lợi ích to lớn không những cho sinh viên mà còn cho cả cơ sở đào tạo và cho xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn phòng thực hành luật là xu thế tất yếu mà các trường đại học có đào tạo luật ở Việt Nam cần phải xem xét và triển khai.

Đòi hỏi thiết yếu trong thực hành của ngành luật hiện nay
 

Theo ThS. Đỗ Viết Anh Thái (Đại học Ngoại thương), đầu thế kỷ XX, khi các cơ sở đào luật bị chỉ trích phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đào tạo của mình là các cử nhân luật không đáp ứng được nhu cầu công việc và không làm hài lòng nhà tuyển dụng cũng như các khách hàng thì hai giáo sư luật học là Giáo sư Alexander I. Lyublinsky và Giáo sư William Rowe đã đề xuất ý tưởng về xây dựng văn phòng thực hành luật. Trong các bài nghiên cứu của mình, hai vị giáo sư đã chỉ ra những điểm bất cập, những hạn chế trong phương pháp giáo dục pháp luật truyền thống, từ đó, họ phác họa nên mô hình văn phòng thực hành luật.

Nhận thức được xu hướng phát triển và đòi hỏi của hoạt động đào tạo ngành luật, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã phê duyệt đề án thành lập Trung tâm thực hành nghề luật để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo ngành luật tại nhà trường. Trung tâm thực hành nghề luật sẽ tạo ra môi trường tiếp cận với các công việc thực tế của nghề luật với các hoạt động thực tế, thực hành như tiếp cận công việc của các luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, chấp hành viên, thanh tra viên, kiểm sát viên… Trung tâm thực hành nghề luật sẽ tổ chức các hoạt động thực hành nghề thông qua việc hướng dẫn sinh viên luật tiếp cận các hồ sơ giải quyết vụ việc trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, lao động, đất đai… Các vụ việc đã được toà án, các cơ quan trong bộ máy nhà nước giải quyết để hình thành tư duy pháp lí và các kĩ năng hành nghề luật. Qua đó, sinh viên được đào tạo thêm về các kĩ năng của nghề luật như: tư vấn pháp luật, nghiên cứu hồ sơ, sắp xếp hồ sơ, hệ thống hoá văn bản pháp luật, soạn thảo văn bản tư vấn, các văn bản trong quá trình tố tụng, giải quyết các vụ việc pháp lí…

Hiện nay có một số trường đại học tại Việt Nam đào tạo cử nhân luật nhưng việc xây dựng mô hình Trung tâm thực hành nghề luật chưa được quan tâm thích đáng. Hy vọng với Trung tâm thực hành nghề luật, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ cho ra trường những cử nhân luật có chất lượng, kiến thức và kĩ năng đảm bảo thích ứng với môi trường nghề trong thời kì mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

Bích Ngọc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.