Dữ liệu khoa học quốc tế chưa cho thấy thuốc lá làm nóng độc hại đến mức phải cấm

Thứ 3, 02/07/2024 | 19:01
0
Theo ý kiến cơ quan ban ngành liên quan, cần có đánh giá toàn diện về thuốc lá làm nóng, đối chứng với những dữ liệu khoa học để từ đó đưa ra hướng kiểm soát hợp lý.

Tại Việt Nam, hiện Bộ Công Thương đang đề xuất quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) dưới Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) dựa trên hai cơ sở.

Thứ nhất, về phương diện pháp lý, TLLN đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng các tổ chức quốc tế và cơ quan chính phủ trên toàn cầu xác nhận là sản phẩm thuốc lá. Điều này có nghĩa TLLN cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật PCTHTL tại Việt Nam.

Thứ hai, về phương diện khoa học, TLLN đã được thẩm định bởi các tổ chức y tế quốc tế, chính phủ các nước, kể cả WHO và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo đó, sản phẩm này được xác nhận có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn đáng kể, trung bình đến 90% so với thuốc lá điếu truyền thống.

Vì vậy, theo ý kiến các cơ quan ban ngành liên quan và nhiều ĐBQH, cần có đánh giá đầy đủ và toàn diện về TLLN, có đối chứng với những dữ liệu khoa học hiện có trên toàn cầu bên cạnh ghi nhận trong nước, để từ đó đưa ra hướng kiểm soát hợp lý.

Điều này cũng đồng thời chứng minh các quyết định chính sách của Việt Nam đều dựa trên cơ sở khoa học minh bạch, tham khảo dữ liệu thực tiễn từ các nước đi trước, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Nhật Bản trả lời cho những quan ngại về TLLN

Hiện có một số quan điểm đề xuất cấm TLLN vì lo ngại sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe, có thể tạo ra thế hệ nghiện mới cũng như đẩy lùi nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá của quốc gia. Đồng thời, có ý kiến cho rằng thiếu bằng chứng về hệ quả tích cực của việc hợp pháp hóa TLLN, thuốc lá mới tại các nước.

Trái ngược với các giả định về thất bại trong quản lý thuốc lá mới, Nhật Bản đã chứng minh hiệu quả trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá kể từ khi cho lưu hành TLLN trong 10 năm qua. 

Sức khỏe - Dữ liệu khoa học quốc tế chưa cho thấy thuốc lá làm nóng độc hại đến mức phải cấm

Một bảng hiệu tại Tokyo (Nhật Bản) nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN (Nguồn: Shutterstock).

Từ năm 2017, Viện Y tế Công cộng Quốc gia Nhật Bản (NIPH) đã nghiên cứu về hàm lượng độc chất của TLLN và công bố: Hàm lượng nitrosamine (gây ung thư) và carbon monoxide (khí độc CO) của TLLN chỉ bằng 1/5 và 1/100 thuốc lá truyền thống.

Một nghiên cứu khác của Bộ Y tế và Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) Nhật Bản cũng chỉ ra, mức độ phơi nhiễm với TLLN trong không gian kín được đánh giá là tương tự như chất lượng không khí thông thường, và không gây ra các bệnh do hút thuốc lá thụ động.

Từ đó đến nay, Nhật Bản đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể  khi người hút thuốc lá điếu chuyển đổi sang TLLN càng nhiều hơn. Việc TLLN ngày càng được sử dụng nhiều ở người hút thuốc lá trưởng thành được xem là sự thành công thay vì lo ngại, bởi ít nhất người hút thuốc lá chưa thể cai đã có thể giảm phần lớn hàm lượng độc chất thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Đáng chú ý, theo một nghiên cứu do Bộ Y tế Nhật Bản ủy quyền thực hiện, chỉ có 0,1% thanh thiếu niên sửdụng TLLN, chứng tỏ sản phẩm không thu hút giới trẻ. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả khảo sát của FDA Hoa Kỳ khi quyết định cấp phép kinh doanh cho một sản phẩm TLLN tại Mỹ.

Các kết quả nghiên cứu trên đã có tác động tích cực đến quy định quản lý TLLN của chính phủ Nhật, với các điều khoảnnới lỏng hơn so với thuốc lá điếu, như nhãn cảnh báo sức khỏe không cần dùng hình ảnh bệnh tật do hút thuốc lá, cho phép sử dụng TLLN ở nhiều nơi cấm thuốc lá điếu... Đặc biệt, Nhật giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trên TLLNso với thuốc lá điếu.

Không cần thiết tranh luận TLLN có là thuốc lá hay không

Trên thực tế, dù có sự khác biệt trong chính sách quản lý TLLN giữa các nước, nhưng trên toàn cầu đều thống nhất định danh TLLN là thuốc lá (bao gồm cả loại lai giữa nguyên liệu thuốc lá khô và dung dịch nicotine).

Tại Mỹ, FDA  xác định TLLN là thuốc lá không đốt cháy, phân loại là “thuốc lá được làm nóng”, khác với thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử.

Tại Hội nghị COP10 đầu năm 2024, WHO tái khẳng định TLLN là thuốc lá và thuộc phạm vi của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) theo quyết định từ COP8 (2018). 

Sức khỏe - Dữ liệu khoa học quốc tế chưa cho thấy thuốc lá làm nóng độc hại đến mức phải cấm (Hình 2).

Từ năm 2020, WHO đã chính thức công bố TLLN là thuốc lá.

Mới đây nhất, Tổ chức ISO phân loại cho TLLN theo một danh mục riêng so với thuốc lá điếu hay TLĐT. Tiêu chuẩn ISO quốc tế này xác định TLLN là “sản phẩm có chứa nguyên liệu là thuốc lá được làm nóng (không đốt cháy) để tạo ra khí hơi có chứa nicotine”.

Tại Việt Nam, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Chúng tôi khẳng định TLLN là thuốc lá vì được chế tạo từ nguyên liệu thuốc lá dưới dạng mẩu thuốc, sau đó lắp vào thiết bị để hút. Thay vì đốt cháy điếu thuốc thì thiết bị này sẽ làm nóng nguyên liệu thuốc lá”.

Song song đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cũng khẳng định: “TLLN chỉ thay đổi cách “đốt” thuốc lá (khác với thuốc lá điếu), nhưng vẫn có tính chất là sợi thuốc lá và các chất của thuốc lá, nên nó vẫn là thuộc khái niệm thuốc lá”. 

Do đó, các chuyên gia nhận định, việc tiếp tục bàn thảo về tính tương thích của định nghĩa thuốc lá đối với TLLN đang trì hoãn việc thống nhất khung pháp lý để kiểm soát mặt hàng này. Một mặt, quốc tế đã đồng thuận xác định TLLN là thuốc lá. Mặt khác, cơ quan chủ quản ngành và cơ quan tư pháp trong nước cũng khẳng định TLLN được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật PCTHTL.

Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này theo tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội đã đề ra cho các bộ ngành liên quan, cần thống nhất phương án quản lý trong năm 2024.

Ngăn chặn thuốc lá làm nóng tiếp cận giới trẻ: Tuyên truyền cần đi đôi với xử phạt

Thứ 4, 09/06/2021 | 13:32
Thực tế cho thấy, các sản phẩm thuốc lá làm nóng đang được bán tràn lan trên thị trường chợ đen với các nguồn hàng thiếu nguồn gốc, xuất xứ, kiểm định.

Vì sao WHO công nhận thuốc lá làm nóng là thuốc lá?

Thứ 2, 31/05/2021 | 21:46
Điều này được thể hiện tại Hội nghị lần thứ 8 các nước thành viên (COP8) thuộc Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế Thế giới chủ trì năm 2018.

Quan ngại về thuốc lá làm nóng và ý kiến từ chuyên gia

Thứ 6, 21/05/2021 | 21:32
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép một loại sản phẩm thuốc lá làm nóng đầu tiên được phép tiếp thị tại thị trường này.
Cùng tác giả

Phó Thống đốc NHNN: Đã có 16,6 triệu tài khoản xác thực sinh trắc học

Thứ 5, 04/07/2024 | 11:07
Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, ngày 1/7, số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng 10-20 lần, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nhưng sau đó cơ bản đã thông suốt. 

OCB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 24.660 tỷ đồng

Thứ 4, 03/07/2024 | 18:07
OCB dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm gần 411 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông với tỉ lệ thực hiện quyền 5:1.

SeABank sắp tăng vốn điều lệ lên 28.800 tỷ đồng

Thứ 4, 03/07/2024 | 15:55
SeABank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 3.843 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu ESOP.

7 nguyên nhân tác động đến giá vàng tại Việt Nam

Thứ 4, 03/07/2024 | 15:20
Theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân tác động đến giá vàng là mất cân đối cung – cầu, khi sức cầu tăng, nguồn cung hạn chế đẩy giá vàng lên cao. 

Chuyên gia dự báo CPI bình quân 2024 sẽ tăng 4,2 - 4,5%

Thứ 4, 03/07/2024 | 14:11
Theo ông Ngô Trí Long, năm 2024 bối cảnh lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới đã hạ nhiệt, việc lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh là khó xảy ra.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Giành giật sự sống cứu bệnh nhi bị ngưng tim 60 phút

Thứ 5, 04/07/2024 | 20:00
Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, đã ngưng tim 60 phút nhưng được cứu sống thành công nhờ đặt ECMO kịp thời. 

Xác định nguyên nhân khiến các công nhân ở Hải Phòng bị ngộ độc

Thứ 5, 04/07/2024 | 17:45
Hàm lượng Histamin trong mẫu cá thu kho cao gấp 40 lần giới hạn cho phép khiến các công nhân của Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm ở Hải Phòng bị ngộ độc.

Tp.HCM: Người phụ nữ nguy kịch sau khi hút mỡ, tạo hình thành bụng

Thứ 4, 03/07/2024 | 14:35
Sự cố y khoa nghiêm trọng do thẩm mỹ hút mỡ đã xảy ra tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn, nhưng không báo cáo đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 500 thuốc, vắc-xin

Thứ 4, 03/07/2024 | 14:10
Trong số gần 500 loại được cấp mới, gia hạn theo Luật Dược 2016 lần này có cả các thuốc được cấp mới, gia hạn trong 3 năm, có loại 5 năm.
     
Nổi bật trong ngày

Bỏ việc lương cao về quê trồng cây quý tộc, anh nông dân thu lãi nửa tỷ đồng/năm

Thứ 5, 04/07/2024 | 07:30
Bỏ việc lương cao, về quê trồng thứ cây quý tộc vừa bán trái vừa cho khách tham quan, anh nông dân Thanh Hóa thu nửa tỷ đồng/năm.

Chỉ vài giọt nước mắm làm theo cách này biết ngay bún "tẩm" hóa chất

Thứ 5, 04/07/2024 | 11:30
Trước giờ chúng ta vẫn thường nhận biết bún sạch hay bún chứa hóa chất bằng các đặc điểm bên ngoài sợi bún. Tuy nhiên có một mẹo hay thử bằng nước mắm rất hay.

Đánh cá ven biển, lão ngư dân nhặt được thứ trị giá 5 tỷ đồng

Thứ 5, 04/07/2024 | 14:48
Lão ngư dân không ngờ cục đá tầm thường mình nhặt được ngoài bãi biển hóa ra lại là báu vật có giá trị lớn như vậy.

Xác định nguyên nhân khiến các công nhân ở Hải Phòng bị ngộ độc

Thứ 5, 04/07/2024 | 17:45
Hàm lượng Histamin trong mẫu cá thu kho cao gấp 40 lần giới hạn cho phép khiến các công nhân của Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm ở Hải Phòng bị ngộ độc.

Kịch tính giải cứu người đàn ông mắc kẹt trong ô tô bị lũ cuốn trôi

Thứ 5, 04/07/2024 | 11:31
Tinh thần đoàn kết và lòng dũng cảm của người dân địa phương đã được thể hiện trong một vụ cứu hộ đầy kịch tính tại huyện Xupu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.