“Đừng để thủ tục tuy giảm bớt nhưng... phong bì phải dày hơn !”

“Đừng để thủ tục tuy giảm bớt nhưng... phong bì phải dày hơn !”

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 5, 17/01/2019 18:16

Đó là quan điểm của TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW (CIEM) khi đánh giá về vấn đề cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay.

Đừng tăng thu rồi quay lại hỗ trợ!

Theo đó, phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 – 2020: Vận hội mới – Yêu cầu mới” do CIEM tổ chức sáng nay (17/1), TS. Lê Đăng Doanh cho rằng năm 2018 mặc dù kinh tế Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu song muốn những thành tựu ấy bền vững thì cần có nhiều giải pháp để những con số đi vào thực chất hơn.

Đầu tư - “Đừng để thủ tục tuy giảm bớt nhưng... phong bì phải dày hơn !”

TS. Lê Đăng Doanh phát biểu tại hội thảo.

Bàn riêng về vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, ông Doanh nhấn mạnh, con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản hiện nay vẫn rất cao.

Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,5%; trong khi đó số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 90.651 doanh nghiệp, tăng 49,7% so với năm 2017. (Số liệu của Tổng cục Thống kê)

“Chúng ta cần phân tích thêm về những con số này chứ không hẳn chỉ lạc quan về tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp” – nguyên Viện trưởng CIEM nói và lưu ý thêm về việc cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn trong cải cách thể chế để hỗ trợ DN.

Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này, theo ông Doanh, vì hiện nay việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh triển khai còn chậm và chưa thực chất. Mới đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố một báo cáo cho biết việc cắt giảm thủ tục còn hình thức, thủ tục có thể được giảm bớt nhưng chi phí ngoài hợp đồng tăng lên, “phong bì dày hơn”… khiến DN phàn nàn.

Mặt khác, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng để tạo điều kiện cho DN phát triển thì cần hướng đến giảm thủ tục hành chính và giảm chi phí chứ không phải tăng thu rồi quay lại hỗ trợ. Phải hài hòa giữa ổn định vĩ mô (thu ngân sách) và phát triển DN.

“Để tăng thu ngân sách mà bộ Tài chính đề xuất đánh thuế cả ông xe ôm, bà bán bún, theo tôi cần cân nhắc, nhất là khi hiện nay quá trình tái cơ cấu ngân sách còn chậm chạp, chi thường xuyên còn cao” – ông Doanh nói, sau khi dẫn lời TS. Vũ Quang Việt nhận định rằng tình hình bội chi ngân sách hiện nay thực chất chưa hề được cải thiện như các con số thể hiện. (“Ngân sách Nhà nước – Đằng sau các con số” – TS. Vũ Quang Việt, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 8/12/2018).

Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP hiện nay xấp xỉ 23% là cao hơn mức 18% do Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo. (Năm 2017 là 23,9% GDP, năm 2018 là 24,5% - PV) - TS. Lê Đăng Doanh.

Không giúp được thì thôi, đừng tạo thêm cản trở

Đồng quan điểm với TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế - TS. Phạm Chi Lan cho rằng thực tế đã chứng minh rất nhiều lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước thất bại nhưng DN tư nhân làm thành công thì bây giờ Nhà nước cần “đổ tiền” vào để hỗ trợ tư nhân làm.

Đầu tư - “Đừng để thủ tục tuy giảm bớt nhưng... phong bì phải dày hơn !” (Hình 2).

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan.

Lấy ví dụ một số doanh nghiệp tư nhân lớn hiện nay như VinGroup, Trường Hải, SunGroup… đều là những minh chứng cho thấy DN tư nhân làm hạ tầng tốt hơn DN Nhà nước, bà Lan lưu ý Chính phủ cần đặc biệt quan tâm những DN khởi nghiệp để hỗ trợ, tìm hiểu vì sao nhiều DN lập ra rồi lại ngừng hoạt động, đặc biệt quan tâm những DN đang “lặng lẽ làm” mà không cần hỗ trợ gì.

“Người ta lặng lẽ làm vì có thể người ta có tiềm lực rồi nên tự làm, không tiêu tiền ngân sách, nhưng cũng có khi vì sợ nổi lên một chút thì ngành thuế “nhảy vào” tra soát… Câu chuyện Flappy bird vài năm trước để lại một bài học, đừng vội vàng tham gia kiểu hành chính áp chế… Nói chung, khi người ta tự làm, mình giúp được thì giúp, không thì thôi chứ đừng tạo thêm cản trở. ” – bà Phạm Chi Lan nói.

Cùng trao đổi về vấn đề nói trên, Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW – ông Nguyễn Đình Cung – nhận định, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế 2019 là cần thúc đẩy đầu tư, đặc biệt khu vực tư nhân.

Đầu tư - “Đừng để thủ tục tuy giảm bớt nhưng... phong bì phải dày hơn !” (Hình 3).

Viện trưởng viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW - TS.Nguyễn Đình Cung.

Ông Cung nói: Khu vực tư nhân đã khởi sắc, cần mở đường cho khu vực này phát triển thêm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một nhóm DN có tiềm năng tăng trưởng cao thì nên tập trung hỗ trợ các DN này.

Trước nay chúng ta thường chọn DN đã “thắng cuộc” để bơm vốn, bây giờ phải chuyển hướng, phải tháo gỡ vướng mắc về thể chế, hỗ trợ họ, trước khi chờ họ “thắng cuộc”.

“Nếu không nhìn vào khu vực kinh tế tư nhân thì rất khó để nâng cao tăng trưởng” – Viện trưởng CIEM nhận định.

Ngoài ra, nói về khu vực kinh tế Nhà nước, ông Cung cho rằng năm 2019 DN Nhà nước đã được khơi thông nguồn lực, cách thức quản lý, quản trị mới, tạo ra đổi mới hơn trong áp lực thị trường và quản trị DN. Hi vọng “siêu ủy ban” đang đi vào quyết tâm, có những thay đổi về cơ chế để đẩy mạnh phát triển khối DN này.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2019

Tăng trưởng GDP:              6,93%

Lạm phát bình quân:         3,88%

Tăng trưởng xuất khẩu:     8,79%

         Cán cân thương mại:         2,04 tỷ USD

          (nguồn: Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.