Đừng nấu cơm như cũ nữa thả 2 viên đá lạnh vào nồi, ai cũng ngạc nhiên về kết quả

Đừng nấu cơm như cũ nữa thả 2 viên đá lạnh vào nồi, ai cũng ngạc nhiên về kết quả

Chủ nhật, 18/08/2024 09:00

Nấu cơm sử dụng phương pháp độc đáo có "1-0-2" này" bạn nên giảm bớt lượng nước cho vào nồi để tránh tình trạng cơm bị nhão, nát khi nấu chín.

Thêm 2 viên đá lạnh, cơm thơm ngon hơn nhiều

Nấu cơm là công việc gần như mỗi gia đình đều cần thực hiện hàng ngày. Bên cạnh những cách làm hết sức cơ bản, nhiều người đầu bếp còn chỉ ra, có rất nhiều mẹo nhỏ từ những nguyên liệu đơn giản, song đem lại hiệu quả bất ngờ trong công việc nấu nướng.

Thông thường để có bát cơm ngon người Nhật có rất nhiều cách nấu cơm khiến các bà nội trợ trên thế giới "mê" và học theo. 

Những ai từng thưởng thức cơm của người Nhật đều phải gật gù tấm tắc khen ngon. Độ ngon ấy không chỉ nằm ở loại gạo mà còn bởi những bí quyết tuyệt vời của bà nội trợ Nhật. 

Dưới đây là mẹo hay nấu cơm chỉ nhờ 2 viên đá lạnh.

Đừng nấu cơm như cũ nữa thả 2 viên đá lạnh vào nồi, ai cũng ngạc nhiên về kết quả- Ảnh 1.

Cho đá lạnh vào nồi cơm thực chất mang lại rất nhiều tác dụng mà nhiều người dùng chưa biết. Ảnh minh họa.

- Vo gạo trước tiên: Để nấu cơm ngon, khi bắt đầu nấu cơm thì phải vo gạo trước tiên. Vo gạo để làm sạch hạt gạo, sau đó đổ lượng nước vừa đủ vào trước khi bắc lên. Tỉ lệ gạo và nước tốt nhất là khoảng 1: 1,2. 

Tuy nhiên, tỉ lệ này khác nhau cho từng loại gạo vì vậy cách tốt nhất vẫn là dựa vào kinh nghiệm. Đá lạnh sẽ trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo: Bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. 

Đó là một trong những cách mà người Nhật áp dụng để nấu cơm thơm và dẻo. Và điều kỳ diệu là sau khi nấu xong thì những mẻ cơm đều rất ngon thơm, tơi xốp và cực kỳ bổ dưỡng.

- Đo mức nước khi nấu: Gạo khi đã được làm sạch thì chế nước vào và đo xem bao nhiêu nước là đủ. Bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi, nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão. Hoặc cho cả bàn tay vào, nếu mức nước ngập qua bàn tay là được. Chú ý chỉ nên đặt tay nhẹ nhàng trên bề mặt gạo thôi.

- Thêm vài cục đá lạnh nhỏ: Gạo ngâm xong bạn cho vào vài cục đá lạnh nhỏ, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. 

Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.

- Xới cơm khi chín: Ngay lúc cơm vừa chín tới, bạn mở nắp nồi, dùng đũa xới cơm thật nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút cho bớt hơi nước rồi đậy nắp lại để thêm 10 phút nữa là được.

Đừng nấu cơm như cũ nữa thả 2 viên đá lạnh vào nồi, ai cũng ngạc nhiên về kết quả- Ảnh 2.

Mẹo hay bỏ đá vào nồi cơm kiểu gì cũng thơm, dẻo. Ảnh minh họa.

Mẹo hay nhà bếp chọn gạo ngon

- Gạo mới: Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.

- Gạo có hạt đều: Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.

- Mùi thơm: Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.

- Vị ngọt nhẹ: Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.