EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 07/06/2023 | 13:55
1
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa gửi đến đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - Phó Ban Công tác đại biểu về một số vấn đề được đại biểu nêu tại kỳ họp thứ 5.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đã đặt vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVN khi năm 2022 báo lỗ 26.000 tỷ đồng.

Theo bà Yên, từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (vào năm 2019) và vẫn tiếp tục báo lỗ và đề nghị điều chỉnh tăng giá điện.

Hồ sơ doanh nghiệp - EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Ảnh: Quochoi.vn).

Đặc biệt, công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. Cụ thể, hai doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng Công ty Phát điện 3, Tổng Công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 2.550 tỷ đồng và 3.668 tỷ đồng…

"Vậy nguyên nhân chính của khoản lỗ này do đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỉ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau, đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không?", đại biểu nêu câu hỏi.

Số dư tiền gửi ngân hàng dùng để làm gì?

Vấn đề “EVN xin tăng giá điện, nhưng một loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng” như phản ánh của báo chí, EVN giải thích, số tiền gửi cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các Tổng Công ty Điện lực.

“Chưa nói đến khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi nhiều đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho khoản vay trong thời gian tới”, EVN lý giải.

Hồ sơ doanh nghiệp - EVN giải thích việc tăng giá điện nhưng vẫn đem gửi hàng vạn tỷ đồng (Hình 2).

EVN cho biết số dư tiền gửi ngân hàng được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện (Ảnh: EVN).

Ngoài ra, theo EVN, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho đơn vị tín dụng, thanh toán cho nhà cung cấp, nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Nguyên nhân EVN lỗ 26.000 tỷ đồng

Về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời, EVN cho biết sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày.

Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỉ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh.

“Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỷ đồng, nên số lỗ tổng hợp năm 2022 của EVN là 26.235,78 tỷ đồng”, EVN giải thích.

Theo EVN, giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng chủ yếu.

Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỉ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 tăng đột biến làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.

Tập đoàn này cũng cho biết, năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.

Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

"Với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện", EVN nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

Thứ 4, 07/06/2023 | 06:51
Thủ tướng giao Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ 1/1/2021 đến 1/6/2023.

EVN gặp khó, chuyển điện khí Ô Môn 3 và 4 sang PVN làm chủ đầu tư

Thứ 3, 30/05/2023 | 11:31
Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang cho PVN làm chủ đầu tư.

Yêu cầu EVN làm rõ việc tăng giá điện có phải do thua lỗ?

Thứ 6, 26/05/2023 | 18:07
Cử tri Quảng Ninh kiến nghị việc tăng giá điện sinh hoạt do EVN thua lỗ lớn, kéo dài và do tổn thất của điện năng là chưa phù hợp.

Khoản lỗ 26.000 tỷ đồng của EVN nằm trong báo cáo tại Quốc hội

Thứ 2, 22/05/2023 | 12:13
Theo Uỷ ban Kinh tế, năng lực quản lý đối với các tổ chức tín dụng còn hạn chế, tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp.
Cùng tác giả

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hết năm 2023, số nợ thuế đạt hơn 163.000 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:51
Theo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng và ngày càng cao, tác động bất lợi đến việc xử lý thu hồi nợ thu hồi nợ thuế.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.
Cùng chuyên mục

Chủ đầu tư dự án Royal Park Huế thông báo sạch nợ trái phiếu

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:20
Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan nhưng điểm sáng trong bức tranh tài chính của Apec Land Huế là đã đưa được dư nợ trái phiếu về 0.

Cổ đông FPT sắp nhận 1.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:13
Trong quý II/2024, FPT sẽ thực hiện trả còn lại của năm 2023 cho cổ đông bằng tiền mặt tỉ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phiếu).

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Nam thoát lỗ ngoạn mục

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:07
Một trong những lý do Công ty CP Du lịch – Dịch vụ Hội An có doanh thu tăng trưởng tốt hơn, là nhờ vào thương lượng quyền bán phòng trên các trang mạng trực tuyến.

Angimex bị thu hồi tiền hoàn thuế

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:48
Khai sai số tiền được hoàn trong kỳ thuế tháng 11-12/2017 và tháng 4-5/2018, Angimex bị thu hồi 45 triệu đồng tiền hoàn thuế và phải nộp bổ sung chậm nộp tiền thuế.

Vi phạm công bố thông tin, nhiều doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:49
VNCN E&C đã không thực hiện công bố thông tin định kỳ đối với các tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu…
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Xổ số Quảng Nam thu về mỗi ngày gần 1 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:00
Trong năm 2023, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam có doanh thu 339,459 tỷ đồng và đã nộp thuế 104,134 tỷ đồng.

Vi phạm công bố thông tin, nhiều doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:49
VNCN E&C đã không thực hiện công bố thông tin định kỳ đối với các tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu…

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Nam thoát lỗ ngoạn mục

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:07
Một trong những lý do Công ty CP Du lịch – Dịch vụ Hội An có doanh thu tăng trưởng tốt hơn, là nhờ vào thương lượng quyền bán phòng trên các trang mạng trực tuyến.

Cổ đông FPT sắp nhận 1.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:13
Trong quý II/2024, FPT sẽ thực hiện trả còn lại của năm 2023 cho cổ đông bằng tiền mặt tỉ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phiếu).