Giá lên thì người chăn nuôi

Giá lên thì người chăn nuôi "bẻ kèo", giá giảm thì không chia sẻ khó khăn

Lê Tuấn
Thứ 3, 26/10/2021 | 08:15
0
Doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng thời gian qua họ chịu thiệt hại rất lớn nhưng không hề nhận được bất cứ sự chia sẻ nào từ phía đối tác là các nông hộ.

Không lo thiếu cung cho thị trường trong nước

Tại hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi diễn ra chiều 25/10, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, về cơ bản, lĩnh vực chăn nuôi vẫn giữ được nhịp phát triển ổn định.

“Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng đàn lợn cả nước có trên 28 triệu con, gia cầm khoảng 523 triệu, sản lượng trứng đạt 12 tỷ quả, trâu bò xấp xỉ 8,5 triệu con. Với trữ lượng và kế hoạch sản xuất như vậy, nếu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên người và vật nuôi, hoàn toàn có thể đảm bảo được nhu cầu trong nước, nhất là trong dịp tiêu thụ cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Thậm chí, còn dư trữ lượng để xuất khẩu”, ông Trọng nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Giá lên thì người chăn nuôi 'bẻ kèo', giá giảm thì không chia sẻ khó khăn

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT)

Dự đoán về những khó khăn ngành chăn nuôi phải đối mặt trong thời gian tới, ông Trọng nhận định, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể tăng từ 16 đến 36%, trong đó, tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc.

Các báo cáo của Cục Thú y; Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản đều có những nhận định khả quan. Tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm cơ bản được kiểm soát, kết quả xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Về nguyên nhân gây nên tình trạng khó khăn hiện tại, đông đảo đại biểu đều nhất trí với báo cáo của 3 Cục chuyên môn và khẳng định, ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.

“Bất bình đẳng” trong quan hệ hợp tác.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay cho ngành chăn nuôi phần lớn bắt nguồn từ dịch bệnh Covid-19. Nhiều địa phương giãn cách xã hội trong thời gian dài khiến cho các đầu mối tiêu thụ trọng điểm trong nước ngừng hoạt động, chuỗi lưu thông hàng hóa bị đứt gãy, giá cước vận tải tăng cao, tiêu thụ đình trệ, dẫn đến người chăn nuôi cạn vốn tái đàn do không có nguồn thu từ phân phối sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu truyền thống của chăn nuôi Việt Nam là Trung Quốc trong tình trạng “đóng băng” do hiện giờ nước này đang còn tồn đến 439 triệu con lợn cũng là một nguyên nhân gây khó. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Quốc Toản lưu ý thêm.

Kinh tế vĩ mô - Giá lên thì người chăn nuôi 'bẻ kèo', giá giảm thì không chia sẻ khó khăn (Hình 2).

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Quốc Toản

Một số đại diện doanh nghiệp chỉ ra những tồn tại cần khắc phục ngay như, tình trạng “bất bình đẳng” giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn bó hẹp do thiếu thông tin về đối tác quốc tế...

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc của công ty TNHH De Heus chia sẻ, thiệt hại của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua là rất lớn nhưng không hề nhận được bất cứ sự chia sẻ nào từ phía đối tác là các nông hộ. Đây là một sự “bất bình đẳng” trong quan hệ hợp tác.

“Doanh nghiệp thường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông hộ để chủ động về nguồn cung nhưng khi giá lên thì người chăn nuôi "bẻ kèo", giá xuống họ cứ bám vào các hợp đồng đã ký với doanh nghiệp để tiêu thụ, không giảm giá bán, không chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Cần phải có một chế tài chia sẻ cụ thể để đảm bảo quyền lợi giữa 2 bên”.

Kinh tế vĩ mô - Giá lên thì người chăn nuôi 'bẻ kèo', giá giảm thì không chia sẻ khó khăn (Hình 3).

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc của công ty TNHH De Heus

Ông Hiếu cũng cho biết, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty ông là Nhật Bản, rất muốn mở rộng sang các đối tác tiềm năng khác nhưng thiếu các thông tin, các cầu nối cụ thể để có thể vươn tới những thị trường này. Đề nghị Bộ NN-PTNT đẩy mạnh cơ chế hợp tác, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế để doanh nghiệp có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn nữa.

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên chi phí sản xuất đầu vào cho chăn nuôi đến nay đã tăng đến 32-35%. Ông cũng đưa ra một số giải pháp như “cởi trói” cơ chế vay vốn, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay để tái sản xuất, quy hoạch lại hệ thống logitics nói chung...

Một giải pháp đáng lưu ý ông Tuấn nêu ra là cho các doanh nghiệp đã đảm bảo điều kiện về phòng chống dịch, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…có thể tự đăng ký mã số vùng chăn nuôi, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác phân phối và xuất khẩu sản phẩm.

Kinh tế vĩ mô - Giá lên thì người chăn nuôi 'bẻ kèo', giá giảm thì không chia sẻ khó khăn (Hình 4).

Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

Các vấn đề nhiều doanh nghiệp đặt ra đều được lãnh đạo Bộ NN-PTNT và các Cục chức năng giải đáp kịp thời, thấu đáo.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích, mọi nguyên nhân đều có tính kế thừa, vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phù hợp để dự đoán và điều chỉnh cho phù hợp. Những phương án hết sức cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân cũng được Thứ trưởng nêu ra.

Kinh tế vĩ mô - Giá lên thì người chăn nuôi 'bẻ kèo', giá giảm thì không chia sẻ khó khăn (Hình 5).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến

Tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đẩy mạnh công tác hướng dẫn các hộ chăn nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn có sẵn tại địa phương để giảm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ tín dụng, lãi suất vay vốn, giảm nhiều loại thuế, tiền thuê đất… cũng đã được Bộ trình lên Chính phủ, đề nghị xem xét.   

Lạng Sơn: Gỡ "điểm nghẽn" để tăng tốc sau Covid-19

Thứ 2, 25/10/2021 | 08:00
Với 9 cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, Lạng Sơn được xác định là địa bàn trọng yếu trong việc xuất khẩu và lưu thông hàng hoá.

Gỡ "thẻ vàng" thủy sản: Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm IUU

Chủ nhật, 24/10/2021 | 13:48
Giám sát chặt chẽ quá trình khai thác, truy xuất nguồn gốc, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm...là những biện pháp để Việt Nam gỡ "thẻ vàng" thủy sản.

Gỡ khó cho ngành thủy sản

Thứ 6, 22/10/2021 | 14:21
Giá dầu Diesel tăng kỷ lục, thiếu nhân lực lao động tại chỗ do dịch bệnh...là những nguyên nhân chính gây sụt giảm sản lượng khai thác thủy sản 3 tháng gần đây.

Giá thịt heo hơi liên tục giảm: Nghịch lý giá bán lẻ vẫn cao và giải pháp gỡ khó

Thứ 2, 18/10/2021 | 12:00
Giá thịt heo hơi vẫn tiếp tục giảm sâu, ngược lại, giá bán lẻ vẫn cao. Đâu là giải pháp?
Cùng tác giả

Đưa sản vật miền Tây về Hà NộI

Thứ 3, 05/07/2022 | 10:56
Với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng, dân số xấp xỉ 8,4 triệu, Hà Nội là thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng cho các đặc sản xứ sở “sen hồng”.

Hai nghệ sĩ Việt Nam có được dẫn độ hay không?

Thứ 2, 04/07/2022 | 18:52
Hai nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục một cô gái 17 tuổi mang quốc tịch Anh tại đảo Majorca, Tây Ban Nha.

Doanh nghiệp Việt Nam cần lường trước để giữ thị phần cá ngừ tại Mỹ

Chủ nhật, 03/07/2022 | 19:18
Lạm phát tăng cao, thiếu hụt nguồn cung là những nguyên nhân khiến Hoa Kỳ có khả năng giảm thuế cho cá ngừ Trung Quốc.

Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang: Cần thời gian để đánh giá giống vải không hạt

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:46
Vải thiều không hạt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được Bắc Giang trồng thử nghiệm thành công.

Clip: Tránh người dân phơi thóc trên đường, tai nạn chút xảy ra

Chủ nhật, 03/07/2022 | 07:34
Camera hành trình của một xe ô tô đã ghi lại tình huống vô cùng nguy hiểm, xảy ra trên đường tỉnh 477, thuộc địa phận huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Tình hình kinh tế - xã hội Quý I/2024 có tín hiệu khởi sắc

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:22
Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những hiệu quả, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP đề nghị bãi bỏ hạn ngạch tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:00
Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.

Để Điện Biên là mảnh đất “màu mỡ” cho doanh nghiệp

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Điện Biên xác định đẩy mạnh mời gọi thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn lớn với nhiều dự án triển vọng.

Trùng ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu được điều chỉnh sớm 1 ngày

Thứ 2, 15/04/2024 | 20:07
Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Bộ trưởng KH&ĐT: Tỉnh Điện Biên phải quan tâm hạ tầng nhiều hơn nữa

Thứ 2, 15/04/2024 | 18:07
Bộ trưởng KH&ĐT gợi ý có thể xem xét các tuyến đường Sơn La-Điện Biên, Điện Biên-Lai Châu nhằm tăng khả năng liên kết vùng, phát huy hơn nữa sân bay Điện Biên.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho EU

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Với lượng xuất khẩu 652 nghìn tấn cà phê, giá trị đạt 1,53 tỷ EUR (1,66 tỷ USD), Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 cho EU trong năm 2023 tính theo sản lượng.

Giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh, chạm mốc 85,5 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 15/04/2024 | 14:32
Trưa 15/4, giá vàng miếng SJC bất ngờ nhảy vọt và lập mốc đỉnh chưa từng có trong lịch sử, lên tới 85,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 16/4: Vàng trong nước tiếp tục tăng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:49
Sáng 16/4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 100 - 400 ngàn đồng/lượng so với hôm qua.

VASEP đề nghị bãi bỏ hạn ngạch tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:00
Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.

Đồng Nai: Tình hình kinh tế - xã hội Quý I/2024 có tín hiệu khởi sắc

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:22
Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những hiệu quả, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.