Giải mã thú vị về những giấc ngủ bị “bóng đè”

Giải mã thú vị về những giấc ngủ bị “bóng đè”

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Chủ nhật, 11/07/2021 06:00

Một số người khi ngủ có cảm giác có vật nặng đè lên người, không thể cử động, khó thở... Dân gian vẫn hay gọi đó là hiện tượng “bóng đè”.

Tại sao bị "bóng đè"?

Theo thông tin trên Sức khỏe & Đời sống, “bóng đè” là một rối loạn ngủ, tên khoa học là chứng tê liệt khi ngủ. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên người bệnh nên được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Chứng tê liệt khi ngủ xảy ra khi trong giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement), trương lực cơ giảm trong giai đoạn này, và kéo dài đến lúc thức. Sự kết hợp giữa chứng mất trương lực cơ (không cử động được) cùng với những cơn ác mộng, ảo giác khiến “bóng đè” trở thành một trải nghiệm rất khó chịu với hầu hết mọi người. Ở một số nơi, “bóng đè” được cho là có vai trò siêu nhiên, ma quỷ hay trải nghiệm về thế giới khác. Rối loạn này ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi sách, báo, phim ảnh…

“Bóng đè” tương đối phổ biến. Các nhà nghiên cứu cho thấy: 7,6% dân số đã từng trải qua ít nhất một lần bị “bóng đè”, tỷ lệ này cao hơn ở sinh viên (28,3%) và bệnh nhân tâm thần (31,9%). Nữ giới trải nghiệm “bóng đè” thường xuyên hơn nam giới.

Nhiều người vẫn hay nói đi ngủ "bóng đè" hay mơ "gặp ma" nhưng khi nghiên cứu về hiện tượng này các nhà khoa học và bác sĩ biết rằng thực ra nó chỉ là một rối loạn giấc ngủ. "Bóng đè" xảy ra khá phổ biến và thường không kéo dài. Tất nhiên khoa học chẳng tìm ra một hồn ma nào ngồi đè lên ngực bạn cả.

Thông tin thêm trên Tri Thức Trẻ, "bóng đè" xảy ra bởi một số phần trong não của bạn thức dậy giữa giấc ngủ, các phần não còn lại vẫn ngủ rất sâu. Phần ngủ là phần não điều khiển các cơ vận động. Thông thường, chúng phải bị "tắt đi" trong giấc ngủ để bạn không vùng vẫy chân tay theo giấc mơ của mình.

Đời sống - Giải mã thú vị về những giấc ngủ bị “bóng đè”

Ảnh minh họa.

Triệu chứng của "bóng đè"

Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Khi bạn bị bóng đè, các giác quan và nhận thức của não bộ vẫn còn nguyên vẹn, nhưng cơ thể lại cảm thấy như có áp lực đè lên và cảm thấy khó thở. Thông thường hiện tượng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác và cảm giác sợ hãi tột độ.

Thông thường hiện tượng bóng đè xảy ra trong khoảng từ vài giây đến vài phút và kèm theo các triệu chứng ảo giác và tình trạng như:

Kẻ đột nhập: Bạn sẽ cảm giác như có tiếng mở cửa nắm cửa, tiếng bước chân, bóng người, hoặc cảm giác có sự hiện diện đe doạ trong phòng.

Tình trạng ủ bệnh: Cảm giác tức ngực, khó thở kèm theo cảm giác như bị một kẻ độc ác bóp cổ, hay ai đó ngồi đè lên cơ thể.

Vận động tiền đình: Cảm giác quay tròn, rơi xuống vực, lơ lửng.

Đổ mồ hôi, không thể nói, không thể cử động tay chân.

Ai dễ bị "bóng đè"

Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp bóng đè hơn người khác.

Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế cũng dễ gặp bóng đè.

Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao).

Người đang bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc.

Người đang bị một rối loạn giấc ngủ ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được).

Đời sống - Giải mã thú vị về những giấc ngủ bị “bóng đè” (Hình 2).

Nằm nghiêng khi ngủ để phòng tránh bị “bóng đè”. Ảnh minh họa.

Cách thoát khỏi "bóng đè"

Trong thực tế rất nhiều người từng trải qua cảm giác bóng đè ít nhất một lần trong đời. Một số sẽ gặp bóng đè thường xuyên, những người khác thì chỉ một hoặc hai lần kể từ khi sinh ra. Nhưng bóng đè không phải là bệnh và thường thì chúng vô hại. Nếu giữa đêm mà bạn thức dậy và thấy toàn thân mình tê liệt, không vận động được, điều bạn nên làm đơn giản là bình tĩnh và ngủ tiếp.

Nếu bạn là người thường xuyên bị bóng đè quấy rầy, đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

- Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc

- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ

- Thử một tư thế ngủ khác, tránh nằm ngửa.

- Giữ cho giờ đi ngủ và giờ thức dậy nhất quán, ngay cả vào ngày lễ và cuối tuần.

- Đảm bảo một môi trường ngủ thoải mái, có giường và quần áo ngủ phù hợp và phòng ngủ sạch sẽ, tối và mát mẻ.

- Giảm tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối và nên sử dụng đèn ngủ ngay cả khi bạn phải đi vệ sinh đêm.

- Không làm việc hoặc học tập trong phòng ngủ.

- Không nên ăn nhiều vào bữa tối hoặc ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Không ngủ khi bật đèn với ánh sáng mạnh hoặc tivi.

- Kiêng rượu buổi tối hoặc các sản phẩm có caffeine.

-Tập thể dục hàng ngày, nhưng không tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng khác trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn.

- Để điện thoại và các thiết bị điện tử thu phát sóng xa giường ngủ của bạn.
Không nên dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.