Giảm số ca tai nạn giao thông nhờ phạt nặng vi phạm nồng độ cồn

Giảm số ca tai nạn giao thông nhờ phạt nặng vi phạm nồng độ cồn

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 5, 09/01/2020 12:15

Từ 1/1 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 về quy định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực, ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, số ca tai nạn giao thông do sử dụng bia, rượu phải nhập viện giảm hẳn.

Theo baotintuc.vn đưa tin, tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), Ths.BS Vũ Xuân Hùng cho biết: “Bình thường, mỗi ngày tại khoa cấp cứu của Bệnh viện tiếp nhận khoảng 100-130 bệnh nhân/ngày, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây con số này giảm chỉ còn khoảng 60-70 ca/ngày. Đặc biệt là không có bệnh nhân nào nhập viện vì tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia. Điều này cho thấy từ khi Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực và thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ về việc tăng mức phạt đối với người có nồng độ cồn, số ca tai nạn giao thông do rượu bia đã giảm đáng kể”.

Cũng theo Ths.BS Vũ Xuân Hùng, mọi năm, thường các bệnh nhân nhập viện bị đa chấn thương rất nặng do uống rượu chủ yếu là đối tượng thanh niên. Nhất là vào dịp cận Tết, lượng người tham gia giao thông nhiều, bệnh viện thường phải bố trí các kíp trực để đáp ứng lượng bệnh nhân tai nạn gia tăng. Tuy nhiên, so với thời điểm này năm ngoái, năm nay, các bác sĩ đỡ vất vả hơn.

Sức khỏe - Giảm số ca tai nạn giao thông nhờ phạt nặng vi phạm nồng độ cồn

Tại Khoa Chấn thương, chỉnh hình hiện không có ca tai nạn giao thông nào do uống rượu bia. (Ảnh baotintuc.vn)

BS Lê Văn Dẫn - Phó Khoa Hồi sức tích cực, BV Thanh Nhàn cho biết, trước khi Nghị định 100 ban hành, lượng bệnh nhân nhập viện do sử dụng rượu bia khá nhiều. Đáng lo ngại là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngộ độc rượu, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Lượng bệnh nhân vào khoa trong tình trạng ngộ độc rượu bia giảm đáng kể. Điều này có hiệu ứng tích cực cho cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, cũng như giảm tải áp lực cho các bác sĩ, đặc biệt là những bác sĩ bên Khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc trong các ca trực. Chúng tôi cũng khuyến cáo cộng đồng, đặc biệt là trong những dịp cuối năm, không nên sử dụng rượu bia, đặc biệt là trong các cuộc liên hoan”, BS Dẫn cho biết và mong rằng, gần tới Tết Nguyên đán và nhất là khi Nghị định 100 được áp dụng, người dân và cộng đồng cần nâng cao ý thức hạn chế sử dụng rượu, bia, để tránh các tai nạn không đáng có.

Còn tại bệnh viện Hữu Nghị, từ sau Tết Dương lịch 2020 đến nay, số người nhập viện do tai nạn giao thông cũng giảm dần, giúp giảm tải sức ép cho đội ngũ y bác sĩ.

Chia sẻ với báo Đại đoàn kết, ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, số liệu thống kê sơ bộ Uỷ ban này nắm được thì trong hai ngày 1-2/1, số người tử vong do tai nạn giao thông là 37, tức là mỗi ngày trung bình hơn 18 người. Trong khi đó, con số bình quân số người tử vong do tai nạn giao thông cùng kỳ năm 2019 là gần 21 người. Như vậy, số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ thấp hơn ngày bình thường.

Chia sẻ về tác hại của rượu bia với sức khỏe, BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho hay, lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan. BS Nguyên nhấn mạnh, rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh.

Phong Linh (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.