Giảm tuổi thọ 5 năm khi nói xấu sau lưng người khác

Giảm tuổi thọ 5 năm khi nói xấu sau lưng người khác

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Chủ nhật, 22/11/2020 10:00

Xét nét, xăm xoi thói hư tật xấu của người khác là một hình thức tự thôi miên cái tôi đang gầm gừ yếu ớt và tổn thương bên trong mỗi người.

Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu thần kinh do các nhà khoa học tại Nhật Bản thực hiện.

Không ai trong chúng ta chưa từng nói xấu hoặc tham gia vào một nhóm nói xấu người khác. Lòng vị kỉ và sự hèn nhát tạo ra những kẻ "ngồi lê đôi mách".

Sự thật mất lòng, hoặc dù không phải sự thật thì những điều xấu xí cũng khó nói trước mặt, "ném đá giấu tay" cho người nói một cảm giác an toàn vì nó ở trong bóng tối, trong bí mật. Bí mật luôn là sự ràng buộc tuyệt vời cho một mối quan hệ, và trở thành một thứ "quà" tinh thần nếu muốn làm thân với ai đó.

Thế nhưng, chẳng hay ho gì chuyện nói xấu sau lưng cả. Khi nói xấu sau lưng người khác, chúng ta đang tự khiến mình căng thẳng. Cảm xúc tiêu cực tích tụ dẫn đến việc ăn quá nhiều, ngủ kém chất lượng, gây hại cho sức khỏe tâm thần.

Người Nhật gọi nói xấu sau lưng là warukuchi (nói xấu) đã tồn tại từ lâu trong xã hội.

Tuần báo phụ nữ Josei Seven gần đây công bố phát hiện: Warukuchi có hại cho sức khỏe tâm thần. Cụ thể hơn, thói quen nói xấu người khác có thể khiến chúng ta tổn thọ, nhiều nhất là 5 năm.

Do đó, theo Japan Today, lựa chọn tốt hơn là mọi người nên cố gắng xoa dịu những suy nghĩ cay nghiệt trong lòng thay vì tìm một đối tượng để "bày tỏ" bằng lời.

Vấn đề nằm ở chỗ nói xấu người khác rất dễ chịu, thoả mãn được cái tôi trong lòng, thoả mãn được cơn khát ích kỷ. Dĩ nhiên, cảm xúc này có thể giải thích về mặt tâm lý, xã hội hoặc hóa học.

Ở đây, chất hóa học là dopamine (hay hormone khoái cảm) được não tiết ra để khuyến khích chúng ta lặp đi lặp những hành động nhất định. Việc "mổ xẻ", bàn tán về người khác sẽ kích thích sản sinh ra chất này. 

Sức khỏe - Giảm tuổi thọ 5 năm khi nói xấu sau lưng người khác

Việc "mổ xẻ", bàn tán về người khác sẽ kích thích sản sinh ra dopamine (hay hormone khoái cảm).

Về mặt tâm lý, việc chê bai ai đó khiến người ta cảm thấy mình được tôn vinh – đây cũng là sự kích thích tính cạnh tranh của con người.

Nhà thần kinh học Risa Sugiura nhận định: "Chúng ta luôn so sánh mình với người khác. Tức thời, ta cảm thấy mình kém cỏi, dẫn đến tâm lý căng thẳng, đòi hỏi bản thân phải khắc phục. Điều đó kích thích cơ thể tiết dopamine. Vốn dĩ đó là chất hóa học vô hại, thậm chí có lợi, với liều lượng vừa phải. Nếu chúng ta đều cảm thấy hài lòng ở mức độ vừa phải thì sẽ không có cái gọi là nghiện".

Thế nhưng, khi nói xấu người khác, chúng ta đang tự làm mình căng thẳng. Càng làm điều đó nhiều, chúng ta càng trở nên stress.

Tình trạng căng thẳng dẫn đến việc ăn quá nhiều, ngủ kém chất lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, việc kích hoạt hạch hạnh nhân, khiến vỏ não trước trán phải làm việc quá sức, có thể gây mất trí nhớ, dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.

Do đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên kiềm chế lời nói không hay trong suy nghĩ. Nếu ai đó nói xấu bạn, không tốt với bạn, hãy ngưng thân thiết với họ chứ đừng lấy đó làm nỗi buồn của mình. 

Nguyên Anh (Nguồn Japan Today)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.