Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu

Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu

Thứ 2, 22/04/2013 08:47

Thế giới đánh dấu Ngày Trái Đất hàng năm vào ngày 22 tháng 4. Nhưng một trường tư ở thành phố Potomac, tiểu bang Maryland hàng ngày đều kỷ niệm Ngày Trái Đất.

Tại trường này, trẻ lớn nhất là 6 tuổi đã được học về môi trường và hành động để chứng tỏ các em yêu Trái Đất. Karlina Amkas đã đến trường để xem các cô giáo dạy các em những gì.

Thế giới của trẻ em là thế giới của vui chơi. Các em thích ra ngoài trời rượt đuổi nhau, chơi cầu tuộc hay trò chơi cầu bập bênh.
 
Ngoài thế giới đầy những trò vui thú, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi của trường St. James ở thành phố, bang Maryland, còn quan sát các loài sâu, và nhặt rác trong sân trường. Trong lớp, các em bảo quản nước và điện, học về xử dụng lại và tái chế, và mỗi mùa xuân, xới đất để trồng hoa, trồng rau trong vườn của nhà trường.
 
Cô Rebecca Boker day các em biết thế nào là sự quan trọng của việc bảo tồn trái đất. Cô nói:
 
“Nếu trẻ học điều này từ khi còn nhỏ, nó sẽ trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của các em. Các em không cần phải nghỉ lại khi làm việc này. Đây là điều mà mọi người nên làm. Bằng cách đó, nó trở thành một phần dính liền trong cuộc sống hàng ngày.
 
Cô Boker hỏi các em: Điều gì xảy ra nếu nước có hóa chất trong đó.
Một em trả lời: Cây sẽ không mọc được
Một em nói: Nó sẽ chết
Một em khác tiếp lời: Nó sẽ gục xuống và rồi trở lại trong đất.
Cô Boker nói: Đúng, nó có thể mọc trong một thời gian ngắn và rồi cây sẽ biết đây không phải là nước sạch, cũng giống như các cây khác và các con vật trên trái đất của chúng ta cần nước sạch, phải không?
 
Cô Boker nói mỗi ngày ở đây đều là Ngày Trái Đất. Cô chỉ các cuốn sách trong các lớp và hàng, hàng sách trong thư viện trường. Phần lớn các sách đều có những tài liêu khuyến khích trẻ làm gì đó để bảo quản môi trưởng, bảo vệ Trái Đất.
 
Tại trường St. Jame, trẻ em được quan sát sự phát triển của cây từ khi là hạt giống đến khi đâm chồi, cây được trồng trong các ly bằng nhựa đã dùng rồi, giữ trong lớp, rồi sau đó mang trồng trong vườn. Các em cũng quan sát chu kỳ đời sống của bướm và các loài côn trùng, và học về mưa và đời sống ở biển.
 
Trong trường có các tài liệu về thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đối với đời sống con người: một khu vườn đặc biệt trồng cây để lọc nước mưa, các luống hoa, và rau cải, một thùng phân, và sâu. Trong mỗi lớp có các vật liệu làm bằng những thứ đã bỏ đi hay rác tái sinh. Chẳng hạn, một tấm thảm nhở giữa phòng được làm bằng võ xe tái chế. 

Việt Nam Xanh - Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu
 Courtney Mollman là một giáo viên khác của trường nói:
 
“Mỗi ngày chúng tôi đều nhắc các em luôn luôn... mang tái chế. Và rồi vào Ngày Trái Đất chúng tôi có một sẽ dọn sạch khu vườn, và chúng tôi sẽ nói với các em điều đó có ý nghĩa gì”.
 
Trong mỗi lớp học cũng có một phòng vệ sinh. Cô Courtney Mollman giải thích vai trò quan trọng của các phòng vệ sinh này bằng cách chỉ các em bảo quản môi trường, làm cho các em quen với việc bảo tồn nước và điện và dùng giấy vệ sinh một cách khôn ngoan.
 
Vậy các em có hiểu được thông điệp mà 2 cô Courtney Mollman và Rebecca Boker tìm cách chuyển đến các em không?
 
Cô Boker nói: Ồ có chứ, các em hoàn toàn hiểu được.
 
Mặc dù các em còn rất nhỏ, cô Rebecca Boker tin rằng các em đủ thông minh để hiểu được thông điệp chuyển đến một cách nhanh chóng. Ngay cả các em mới 2 tuổi, cô nói, có thể thấy có các thùng màu xanh dành cho tái chế hay chúng không làm vở đồ chơi, để cuối cùng không bị vào túi rác to.
 
Cô boker hỏi các em: Hãy tưởng tượng xem cá cảm thấy thế nào khi chúng lội quanh và nhìn thấy rác trôi quanh bờ biển. Điều đó có thích thú đối với chúng không?
Các em đồng thanh nói: Không …
Một em thêm vào: Nó sẽ bị chặn lối.
Cô Boker lại hỏi: Nó chặn đường đi của chúng. Nó còn có thể có hóa chất trong đó. Vậy thì điều gì xảy ra?
Các em đồng thanh nói:  Chúng sẽ chết
Một em nói: Điều đó không tốt cho Trái Đất.
Một em khác thêm vào: Và còn có các cây cối ở đáy biển nữa.
Cô Boker hỏi: Vậy điều gì xảy đến cho chúng Freddy?
Freddy nói: Chúng sẽ chết
 
Ngày Trái Đất, được kỷ niệm hàng năm từ năm 1970, để nâng cao sự hiểu biết và đánh giá đúng mức hành tinh của chúng ta. Và không có gì hay hơn và đúng lúc hơn để bắt đầu làm điều đó từ khi còn nhỏ.

Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu

Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) đã được lồng ghép trong chương trình của các bậc học. Tuy nhiên, các nhà giáo dục cho rằng, điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế GDBĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ.

Việt Nam Xanh - Giáo dục là chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu (Hình 2).

Bắt đầu từ thế hệ trẻ

Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học tính toán, nếu mực nước biển dâng cao so với hiện nay 1m, 38% diện tích châu thổ Nam Bộ sẽ ngập trong nước biển, triều cường vào sâu trong đất liền.

GDBĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH.

Theo PGS.TS Trần Đức Tuấn, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững, ĐH Sư phạm Hà Nội, tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, thiên tai bất thường, gia tăng nhiệt độ toàn cầu…

Những giờ học ngoại khóa và các hình ảnh trực quan sinh động giúp HS, SV hiểu rõ hơn về biến đổi

Ông Tuấn cho rằng, GDBĐKH bằng cách lồng ghép vào môn học ở các trường phổ thông và đại học như Địa lý, Công nghệ, Kỹ thuật nông nghiệp chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các “công dân toàn cầu” nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu.

Thực tế, thông qua GDBĐKH ở trường học và các phương tiện thông tin đại chúng, thế hệ trẻ đã không còn xa lạ với khái niệm biến đổi khí hậu .

Chủ nhiệm CLB Tình bạn xanh, ĐH Khoa học Huế Trương Minh Đến cho biết, ước tính có khoảng 100 CLB, nhóm thuộc các trường ĐH, CĐ, THPT… đang hoạt động vì môi trường và chống biến đổi khí hậu. Hoạt động của các nhóm này có sức lan tỏa và hiệu quả cao bởi với lực lượng hùng hậu, họ là những tuyên truyền viên nhiệt tình đưa những kiến thức về biến đổi khí hậu vào đời sống.

Có thể kể đến những hoạt động điển hình và thiết thực của thanh niên như tham gia chiến dịch Giờ trái đất, “Kết nối bàn tay sinh thái”, “Làm cho thế giới sạch hơn” với các hoạt động dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom phế loại…

Tăng cường các môn học thực địa

Các nhà giáo dục, nhà khoa học của các cơ sở đào tạo đều cho rằng, điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế GDBĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ.

Ông Trịnh Phi Hoành, trường ĐH Đồng Tháp nêu kinh nghiệm thực tế, cử nhân sư phạm địa lý của trường được học 2 môn học thực địa là địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Qua những chuyến đi này, ngoài việc tiếp nhận những kiến thức địa lý truyền thống, sinh viên được tìm hiểu nhiều khía cạnh của biến đổi khí hậu như sự thay đổi thời gian theo mùa mưa – khô, biến đổi hệ sinh thái, các hiện tượng tai biến tự nhiên, năng suất nông nghiệp…

Bà Trần Thị Bích Hường, giảng viên trường ĐH Hùng Vương cũng đề xuất những hình thức ngoại khóa để nâng cao hiệu quả GDBĐKH như ngoại khóa truyền thông - thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông về biến đổi khí hậu, xây dựng các tổ chức tình nguyện với các “sứ giả môi trường” tích cực, ngoại khóa hành động – làm sạch môi trường học đường, địa phương.

Bà Hường cho biết, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quỹ thời gian dành cho các nội dung ngoại khóa cho sinh viên đại học khoảng 20 buổi mỗi năm học. Giảng viên cần sắp xếp quỹ thời gian phù hợp đồng thời tạo điều kiện phát huy tính tự chủ của sinh viên, để sinh viên tự thiết kế về nội dung và cách tổ chức ngoại khóa.

P.Sang (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.