Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

Ngô Thị Hồng Duyên

Ngô Thị Hồng Duyên

Thứ 4, 07/06/2017 21:14

Xung quanh đề xuất bỏ biên chế giáo viên của bộ GD& ĐT đang gây tranh cãi, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội:

Dưới đây là những chia sẻ thẳng thắn của TS Hương:

Gần đây, bộ trưởng bộ GD dự định ban hành chính sách bỏ công chức viên chức trong trường học để hi vọng cải tổ chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, bản thân tôi lại không thấy điều đó là điều cần thiết. Thậm chí tôi lại nghĩ quyết định này có thể sẽ có hiệu ứng ngược.

Điều khiến giáo dục không đảm bảo chất lượng và hiệu quả không nằm trong việc viên chức hay công chức mà ở chính môi trường làm việc của giáo viên. Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

Họ chịu cực kì nhiều tầng quản lý. Về chuyên môn, họ chịu sự chỉ đạo, quản lý, giám sát, kiểm tra đánh giá của khối trưởng chuyên môn, ban giám hiệu, phòng giáo dục, sở giáo dục, bộ giáo dục. Về nhân sự, họ chịu sự quản lý của ban giám hiệu, phòng nội vụ của quận/huyện. Với từng đó những cấp quản lý, họ phải nghe theo rất nhiều mệnh lệnh khuôn mẫu.

Dân sinh - Giáo viên khổ sở thế nào các vị có biết không?

  TS Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội.

Khi có người hỏi tôi về giáo dục nước ngoài, hình ảnh tôi nhìn thấy là có những người giáo viên làm việc không lương như vô cùng tâm huyết và hết sức mẫn cán. Điều khác biệt rõ nét nhất giữa nước họ và nước ta chính là môi trường làm việc của người giáo viên quá tuyệt vời. Phòng làm việc riêng, thời gian làm việc hợp lý, giờ học không ai dự giờ, can thiệp, các sáng tạo được coi trọng, đánh giá hợp lý dựa trên sự tiến bộ của học sinh và tình yêu trẻ dành cho người thày chính là thứ níu chân họ. Còn ở Việt Nam, thứ níu chân giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chỉ có là biên chế. Các giáo viên yên tâm là mình sẽ không bị đuổi ra ngoài đường nên cố sống cố chết làm ở trường. Giờ mà bộ GD tháo khoán nốt món công chức, chắc tỉ lệ bỏ việc của giáo viên sẽ tăng cao. Đến lúc đó, ai dạy lũ trẻ?

Chính sách bỏ công chức viên chức trong nhà trường để hi vọng cải tổ chất lượng giáo dục là không hợp lý bởi điều khiến giáo dục không đảm bảo chất lượng và hiệu quả không nằm trong việc viên chức hay công chức mà ở chính môi trường làm việc của giáo viên. Do vậy, thứ níu chân giáo viên công lập hiện giờ có lẽ chủ yếu là ở hai chữ biên chế. Bởi với một số quyền lợi đi kèm như bảo hiểm, thâm niên, biên chế được coi như là một thứ “bảo hiểm” để các thầy, cô đứng lớp ở các trường công lập có phần yên tâm công tác và cống hiến. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong điều kiện rất khó khăn như hiện nay, rất cần những chính sách có lợi cho người thầy để họ dốc sức, để họ thấy được vai trò quan trọng của mình. Còn người thầy lên lớp còn thêm hoang mang, lo lắng cắt hợp đồng lúc nào thì khó toàn tâm toàn ý lắm. Đó là chưa kể, việc bỏ biên chế giáo viên trong điều kiện trao về tay hiệu trưởng tất cả các quyền, từ quyền tuyển chọn đến chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Và ai dám đảm bảo rằng, số giáo viên được các hiệu trưởng tuyển dụng là dựa trên điều kiện thực tế hay là do hiệu trưởng mong muốn và số giáo viên được giữ lại trường hoàn toàn là người có thực tài?

Vấn đề mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay không phải là lương hay biên chế mà chính là môi trường làm việc của giáo viên cần được cải thiện. Và vấn đề bỏ biên chế giáo viên chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các cơ sở giáo dục công lập đều chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Bởi chỉ có tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì người hiệu trưởng mới có thể thực hiện việc tuyển dụng giáo viên một cách khách quan, công bằng

Có lẽ đã đến lúc cần giải phóng những tầng quản lý cho giáo viên, giải phóng họ khỏi các kì thi giáo viên dạy giỏi, những buổi dự giờ, đánh giá chéo, những trách nhiệm ngoài công việc khác. Chỉ có cách cải thiện môi trường làm việc của giáo viên thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới được đảm bảo. Ngoài ra, có lẽ cũng cần có 1 chế tài ngăn chặn việc can thiệp thô bạo vào sau cánh cổng trường học của phụ huynh và báo chí. Nhà giáo cần được tôn trọng thật sự chứ không phải là sự tôn vinh giả tạo trong 1, 2 ngày trong năm.

Nếu tôi là giáo viên và bộ bỏ biên chế, tôi sẽ là người đầu tiên bỏ nghề, bỏ ngành. Làm sao có thể làm việc ở một ngành nghề nhiều áp lực mà thiếu sự tôn trọng của tất cả các ban ngành như vậy? Tôi rất hiểu và cảm thông với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng cao.

Trong vấn đề này, tôi đứng về phía họ và đấu tranh để cải thiện môi trường làm việc cũng như cuộc sống của họ.

Xem toàn bộ các ý kiến đóng góp >>> Thí điểm bỏ biên chế giáo viên

Hồng Duyên (ghi)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.