Giữ phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Còn "mưa điểm 10" phụ huynh còn ảo tưởng

Giữ phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Còn "mưa điểm 10" phụ huynh còn ảo tưởng

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 6, 29/09/2017 10:04

"Mưa điểm 10" sẽ gây khó khăn cho các trường khi tuyển sinh, thậm chí khiến cho phụ huynh, xã hội "ảo tưởng" về chất lượng giáo dục nước nhà.

Mới đây, bộ GD&ĐT đã công bố chính thức phương án thi tốt nghiệp THPT 2018. Theo đó, về cơ bản cách thức thi vẫn giữ nguyên như năm 2017, điều này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại trước những “cơn mưa điểm 10”, 30 điểm trượt đại học hay  điểm đầu vào sư phạm thấp…, đã xuất hiện trong kỳ thi vừa qua. Liên quan đến vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT  để có những góc nhìn khác về vấn đề này.

Xã hội - Giữ phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Còn 'mưa điểm 10' phụ huynh còn ảo tưởng

Nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ.

PV: Bộ GD&ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2018, ông đánh giá sao về việc này?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Từ nay đến năm 2020, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia được giữ ổn định. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Việc thông báo phương án thi sớm ngay từ đầu năm học, sẽ tạo được tâm lý thoải mái cho các trường và học sinh. Nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc dạy, học và bồi dưỡng học sinh, còn học sinh sẽ có kế hoạch học tập để chọn “điểm rơi” tốt nhất.

PV: Theo ông lý do vì đâu mà bộ GD&ĐT giữ nguyên phương án thi THPT Quốc gia như năm 2017?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Các nước phát triển khi thực hiện việc này cũng có những bước chuẩn bị rất kỹ càng và thông báo sớm để học sinh chuẩn bị. Mặt khác, việc đổi mới phương thức thi còn liên quan đến công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi, phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng liên quan để đảm bảo chất lượng kỳ thi. Tất cả những yêu cầu đó không thể thực hiện một lần, ngay trong một năm được. Điều tôi quan ngại là việc Bộ có giải quyết được những tranh cãi trong dư luận như: nhiều điểm 10, điểm ưu tiên, đầu vào ngành sư phạm…, ở kỳ thi vừa qua hay không. Nếu làm được, thì sẽ là một kỳ thi thành công.

PV: Theo ông bộ GD&ĐT cần phải làm gì để thay đổi điều đó?

Ông Trần Xuân Nhĩ:  Từ kết quả của kỳ thi vừa qua, ta có thể thấy độ phân hóa của đề thi chưa cao, điều đó dẫn tới năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm 10. "Mưa điểm 10" sẽ gây khó khăn cho các trường khi tuyển sinh, thậm chí khiến cho phụ huynh, xã hội "ảo tưởng" về chất lượng giáo dục nước nhà. Trong năm tới, Bộ phải huy động đội ngũ làm đề tốt, có tâm, có tầm để làm sao để phân hóa cao hơn nữa trong các bài thi.

Về câu chuyện 30 điểm không đỗ đại học, nguyên nhân là do cách tính điểm ưu tiên hiện nay không còn phù hợp. Trước tiên phải khẳng định điểm ưu tiên cho học sinh là cần thiết. Ý kiến bỏ điểm ưu tiên là cực đoan, nó đi ngược với chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên Bộ cũng cần có tính toán lại sao cho hợp lý. Bởi nay, điều kiện kinh tế ở các địa phương cũng cao hơn. Nên rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội. Theo tôi thí sinh chỉ được chọn 1 loại điểm ưu tiên thay vì cộng tất cả điểm ưu tiên lại. Như thế thì sẽ chấm dứt được câu chuyện 30 điểm trượt đại học.

Một trăn trở nữa với xã hội là việc điểm đầu vào ngành Sư phạm năm qua quá thấp. Người thầy rất quan trọng, người thầy giỏi thì trò mới giỏi. Như vậy, nguồn vào Sư phạm phải tốt. Bộ phải tính kế hoạch thế nào cho thí sinh chọn lựa vào ngành này không phải lo về công việc, không phải lo về học phí, chỗ ở. Điều đó sẽ thu hút được người giỏi vào ngành, chứ không để cho các em phải đi làm công nhân, bảo vệ hay việc khác thì lấy đâu ra người giỏi vào học sư phạm.

Với trách nhiệm là "Tư lệnh ngành",Bộ trưởng  Phùng Xuân Nhạ cần phải xây dựng niềm tin, sự an tâm cho thầy cô giáo, như vậy mới có thể góp phần vào việc thu hút nhân tài cho ngành.

Xã hội - Giữ phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Còn 'mưa điểm 10' phụ huynh còn ảo tưởng (Hình 2).

Bộ cần có biện pháp khắc phục những tồn tại ở kỳ thi vừa qua.

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, việc giao kỳ thi về cho các địa phương quản lý dễ dẫn đến một kỳ thi không nghiêm túc. Mặc dù, cho đến nay chưa phát hiện được trường hợp gian lận mang tính tổ chức các địa phương, tuy nhiên theo ông điều này liệu có tồn tại?

Ông Trần Xuân Nhĩ: Khi mà căn bệnh thành tích vẫn tồn tại thì điều đó là khó tránh khỏi. Sẽ là oan ức khi nói một địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99% là có tiêu cực khi không “bắt được tận tay”, nhưng chúng ta cũng cần đặt dấu hỏi về điều đó. So với năm 2007 (năm đầu tiên bộ GD&ĐT kiên quyết thực hiện 2 không - một kỳ thi được đánh giá là cho kết quả thực) thì năm nay tỷ lệ đỗ cao hơn 30% (97,42%). Điều đó khiến cho dư luận có quyền đặt câu hỏi về tính nghiêm túc của kỳ thi khi giao về cho các địa phương.

Bộ cần tiếp tục tăng cường việc giám sát, bởi đối với phương thức thi trắc nghiệm việc tiêu cực là rất dễ. Chỉ cần 5 phút bỏ lỏng của giám thị là học sinh có thể hoàn thành việc gian lận của mình. Cần có một đội ngũ giám sát mạnh mẽ và đưa ra những chế tài xử phạt đối với những tỉnh làm không nghiêm túc. Có như thế thì điểm thi của các em khi xét tuyển vào các trường đại học mới thực chất.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.