Gỡ rối lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp

Gỡ rối lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 6, 15/03/2024 21:00

Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học vẫn còn lơ mơ, không biết chọn ngành, trường nào? chọn nghành theo trào lưu, theo bạn bè hay theo sở thích?…

Chiều 15/3, hàng trăm học sinh khối lớp 9 và 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khá thích thú với chương trình hội thảo hướng nghiệp “Dám thất bại để thành công” do hệ thống giáo dục Sky-Line tổ chức.

Gây ấn tượng tại buổi giao lưu bởi những nhận định sắc sảo về trí thức với câu chuyện đầy cảm hứng là diễn giả Tôn Nữ Xuân Quyên, Chủ tịch HĐQT, Founder BluSaigon, Trưởng ban Phát triển đối tác quốc tế Hội Truyền thông số Miền Nam.

Giáo dục - Gỡ rối lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp

Diễn giả Tôn Nữ Xuân Quyên truyền cảm hứng cho học sinh cuối cấp với câu chuyện khởi nghiệp khó khăn và đã thành công sau khi du học trở về.

Nữ diễn giả chia sẻ, vốn là du học sinh ưu tú ngành tài chính - kinh doanh tại Đại học Brigham Young (Mỹ), sau khi tốt nghiệp với bằng xuất sắc, chị trở về Việt Nam bắt đầu con đường khởi nghiệp đầy gian nan.

Mặc cho nhiều lần thất bại, nhưng với tinh thần không bao giờ từ bỏ, dám nghĩ, dám làm, cuối cùng, chị đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh, được ghi nhận qua các giải thưởng như Doanh nhân truyền cảm hứng Thành phố Hồ Chí Minh 2023, Á quân Blue Venture Award - Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng 2021...

Bên cạnh đó, chị còn là diễn giả truyền cảm hứng, khách mời tại các hội thảo, talkshow. Chị cũng từng gây ấn tượng với việc gọi vốn thành công 4 tỷ đồng cho 32% trong chương trình Shark Tank mùa 4, mở đường cho thương hiệu BluSaigon phát triển vượt bậc và vươn tới tầm quốc tế.

Nữ diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng để thành công không thể thiếu chính là chỉ số vượt khó, biết mình thích điều gì và mạnh ở điểm nào, từ đó mới có thể xác định được hướng đi đúng đắn.

Trả lời câu hỏi là du học sinh ưu tú tại Mỹ nhưng lại không phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, điều gì thôi thúc trở về Việt Nam khởi nghiệp? Chị Quyên chia sẻ: “Trường Brigham Young có câu “Đến để học, ra đi để phục vụ”, nên tôi đã đến để học thật tốt và tốt nghiệp thì chọn trở về Việt Nam để đóng góp cho quốc gia, quê hương mình và ước mơ của tôi chưa bao giờ thay đổi đó là có thể tạo nên sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

Tiền cũng quan trọng, nhưng tôi muốn tạo nên những giá trị tốt đẹp cùng với những người yêu thương ở quê nhà, nếu gặp khó khăn thì cùng nhau vượt qua. Tôi cũng tập cho mình nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”.

Giáo dục - Gỡ rối lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp (Hình 2).

Các học sinh còn vướng mắc nên chọn nghề nghiệp theo sở thích hay những nghề thời thượng.

Tại Hội thảo, các bạn học sinh đã cùng lắng nghe chia sẻ, truyền cảm hứng từ hành trình khởi nghiệp và đi lên từ thất bại của nữ diễn giả, đồng thời trao đổi về tầm quan trọng của việc "vượt qua nỗi sợ thất bại", định vị bản thân và định hướng tương lai hay những sai lầm của học sinh thường mắc phải trong chọn nghề nghiệp tương lai, để từ đó giúp các em học sinh tự tin thể hiện cá tính, theo đuổi đam mê và lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Nhiều học sinh lớp 12 chia sẻ, đang ở ngưỡng cửa bước vào đại học, việc chọn nghề nào, liệu có phù hợp với mình, với thị trường việc làm và thời đại trong tương lai là vấn đề khá đau đầu. Thông qua những buổi hướng nghiệp như thế này, các em dần gỡ được những vướng mắc, băn khoăn.

Một học sinh chia sẻ: “Em từng có suy nghĩ chọn nghề theo phong trào, theo bạn bè. Tuy nhiên, thông qua buổi trao đổi này, em đã có cách nhìn khác. Chọn nghề, quan trọng phải hiểu được mình”.

Giáo dục - Gỡ rối lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp (Hình 3).

Học sinh cuối cấp với mong muốn được gỡ rối với những thắc mắc trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp. 

Em Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, việc kiếm một ngành nghề theo sở thích hay định hướng trước công việc thịnh hành, kiếm được nhiều tiền trong tương lai là điều học sinh cuối cấp THPT đau đầu. Tuy nhiên, qua buổi trao đổi này, em cũng tự đưa ra được quyết định cho riêng mình.

Khi lựa chọn nghề nghiệp, chắc chắn, em sẽ xem xét việc có thích công việc đó không, môi trường làm việc, cơ hội phát triển ngành nghề đó ra sao. Nhưng, một điều quan trọng nữa là chọn nghề nên xuất phát từ sở thích. Nếu làm công việc mình đam mê thì sẽ tạo được sự hứng khởi, nhiều khả năng sáng tạo và dễ dàng vượt qua những khó khăn trong công việc.

Ngược lại, nếu làm nghề nhiều tiền nhưng không có sự yêu thích, hứng thú, khả năng cao sẽ không có được hạnh phúc trong việc. Từ đam mê, mình sẽ dễ tìm được sự thăng hoa trong công việc, từ đó đến gần hơn với thành công và thu nhập tốt.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.