GS. Hồ Ngọc Đại: Sách của tôi sẽ tồn tại vĩnh viễn

GS. Hồ Ngọc Đại: Sách của tôi sẽ tồn tại vĩnh viễn

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 7, 08/09/2018 09:16

Sáng 8/9, tại Hà Nội, GS. Hồ Ngọc Đại, “cha đẻ” của chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD) với cách đánh vần lạ, “ô vuông, hình tròn” thuyết trình với chuyên đề Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0.

image

Trong thời gian vừa qua, báo chí và mạng xã hội dấy lên câu chuyện liên quan về cuốn sách Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang được dạy tại 43 sở GD&ĐT trên cả nước. Xung quanh những ồn ào đó, sáng nay (8/9) "cha đẻ" của bộ tài liệu này có buổi trò chuyện để rộng đường dư luận.

11h30: Công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn?

GS Đại cho hay, ngữ âm và tiếng nói là khác nhau, học sinh của ông không để ý đến nghĩa mà chỉ đến âm. Khi chứa nghĩa là từ, nhưng nếu chứa nghĩa là thành tiếng. "Tôi lắng nghe những đóng góp có ích cho việc của tôi để điều chỉnh. Tương lai của Công nghệ giáo dục là vĩnh viễn", ông tin tưởng. Buổi trò chuyện kết thúc.

11h00: Những cái tôi làm là vì đất nước, vì trẻ em

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, khi 100% dân cư đi học, thì ngôn ngữ ấy phải là ngôn ngữ hàng ngày, chứ không phải ngôn ngữ sách vở và viết được ngôn ngữ đọc đúng nó. Học sinh tự làm nên mọi việc, thầy giao việc, trò làm việc. Khi trò làm việc trò theo dõi.

Phải dùng những cái tích cực trong cuộc sống để dạy trẻ con, tôi đưa nhiều chuyện vui vào bộ tài liệu để dạy học sinh. "Tôi là Tiến sĩ khoa học về trẻ em, tại sao mọi người lại nói tôi không biết gì về trẻ em? Cái gì tôi viết là vì đất nước, vì tương lai. Học sinh của tôi học có 2 cái quan trọng nhất là vật thật và vật thay thấy, vật thật là tiếng nói, âm nghe. Chữ chỉ là vật thay thế", GS nói.

Cũng theo vị GS, cuốn sách ông dành tâm huyết và công phu nhất là tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục. Trẻ con rất hồn nhiên và tin người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó.

10h45: Học chữ của tôi là chắc chắn không thể tái mù

GS Hồ Ngọc Đại nói: "Mỗi một thời điểm của đời người là duy nhất, anh mất là mất tuyệt đối. Cho nên, đời tôi phải làm cho đời người không mất 1 giây nào. Tất cả chương trình của tôi không bao giờ ôn tập (lập lại thời gian), phải tận dụng từng giây phút của học sinh. Tôi là người cuối cùng viết lại cuốn Tiếng Việt, để chịu trách nhiệm tôi ký tên tôi. Anh mở trang 24 là tôi biết được 23 trang trước đứa trẻ đó học thế nào, tôi mở trang 124 thì tôi biết 123 trang trước nó học thế nào. Chính vì vậy, học sinh học chữ của tôi là chắc chắn không thể tái mù.

Một lý thuyết giáo dục phải có công nghệ thực thi. Tôi có công nghệ giáo dục. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, trẻ con 6 tuổi nói sõi, 7 tuổi nói đúng, 8 tuổi nói chuẩn… Nhưng khi tôi dạy trẻ con học hết lớp 1, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này, chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, đúng chính tả và không thể tái mù.

Một ông Bí thư xã nói với tôi rằng, chỉ mất 5 tháng học Tiếng Việt của tôi là có thể viết được đơn, còn cách dạy cũ học hết năm lớp 1 cũng không làm được".

10h40: Công nghệ giáo dục đã tồn tại 40 năm

Trong tất cả những phát minh của nhân loại, tôi đánh giá cao nhất là xe đạp. Hàng triệu năm đi bộ, đến cuối thế kỷ 19 mới có xe đạp. Nó chấm dứt hàng triệu năm phụ thuộc vào cách đi cũ, để đổi bằng cách đi mới. Sau đó nó như 1 bàn đạp để thay đổi, xe máy, ô tô, máy bay được sinh ra ngay sau đó. Công nghệ giáo dục đã tồn tại 40 năm nay, có nhiều người nói về nó nhưng có thay đổi được đâu?

10h35: Người lớn không được phép lấy mình làm chuẩn cho trẻ con

Bàn về cách xây dựng nền giáo dục mới, vị GS nêu sứ mạng của giáo dục: "Cần phải cho trẻ em được những thành tựu mới nhất - chưa từng có và thừa hưởng và tận dụng những thành tựu đã có". 
"Cho nên tôi luôn nói với các cô giáo của tôi và nhiều bậc phụ huynh là phải thua con mới dạy được con. Trẻ con làm gì cũng có lý của nó. Mình phải căn cứ vào lý của nó để có cách dạy hợp lý", ông nói. 
"Cuộc đời tôi xong rồi, nhưng tôi muốn đất nước này có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con. Bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con", giáo sư bày tỏ.
Đồng thời ông cũng khẳng định việc xây dựng trường Thực nghiệm là việc làm có ý nghĩa và trách nhiệm nhất mà ông đã làm cho đất nước.

10h30: Nền giáo dục mới sẽ thành công 

Chia sẻ về công nghệ giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định: "Tôi làm giáo dục và bắt đầu xây dựng từ nhỏ đến lớn. Tôi là người có ý thức xây dựng lý thuyết về giáo dục. Tôi có bộ sách viết về giáo dục nhất quán từ đầu đến cuối. Năm 1968 khi sang Liên Xô chứng kiến cuộc nổi loạn của sinh viên, những đổi mới thất bại trong giáo dục. Tôi cho rằng những cái cũ kỹ trong giáo dục chắn chắn thất bại. Một nền giáo dục mới sẽ thành công.

Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chưa từng có, để cho mỗi cá nhân trong xã hội trở thành chính nó, chứ không phải là bản sao của riêng ai".

Giáo dục - GS. Hồ Ngọc Đại: Sách của tôi sẽ tồn tại vĩnh viễn

Buổi trao đổi của GS Hồ Ngọc Đại nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà báo, phóng viên. 

10h20: Lý do ra đời trường Thực nghiệm 

Ông Đại kể về kỷ niệm trong lần trò chuyện với nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cuộc cải cách giáo dục: “Ngày đó tôi góp ý vào cuộc cải cách, tôi dự đoán nó sẽ thất bại khi được Thủ tướng hỏi về nó. Lý do thứ nhất là đề cương cải cách giáo dục thực hiện trong 20 năm chiến tranh, khi thực hiện đã qua thời kỳ đó rồi, nếu vẫn dùng nó thì sẽ thất bại. Thứ hai, cuộc cải cách phải ưu tiên cho những người đã bỏ ngang học tập để vào chiến trường”.

“Sau đó, tôi có nhận được đề nghị của Thủ tướng ở nhiều cương vị quan trọng nhưng tôi xin dạy lớp 1, với điều kiện cho tôi mở trường Thực nghiệm. Sau đó tôi mở trường, nhiều người nói tôi làm như thế là “phí”. Nhưng tôi tin với việc tôi làm, thì không có nhiều người giỏi hơn mình”.

Giáo dục - GS. Hồ Ngọc Đại: Sách của tôi sẽ tồn tại vĩnh viễn (Hình 2).

GS Hồ Ngọc Đại: "Tôi tin với việc tôi làm"

10h10: Khi làm việc, nghiên cứu không ngại những thất bại

Sau khoảng thời gian nói về nền tảng triết học và tâm lý học, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng giáo dục là đời sống xã hội và khi làm việc, nghiên cứu cần không ngại thất bại.

"Tôi làm giáo dục tức là tôi tác động đến cuộc sống của người khác, và tôi có trách nhiệm với nó", ông khẳng định. 

Video: GS Hồ Ngọc Đại kể về những năm tháng nghiên cứu khoa học tại Liên Xô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ giáo dục

 

9h50: Ý thức trách nhiệm với đất nước là trên hết

GS Hồ Ngọc Đại dành hơn 30 phút kể về khoảng thời gian đi học tại Nga. Tại đây ông đã thu thập được những kiến thức làm nền tảng cho công nghệ giáo dục mà ông đã dày công nghiên cứu. 

Ông cho biết: "Tôi vốn là giáo viên Toán, khi tôi học tôi học rất thật, nhờ những năm tôi ở Nga đã cho những bài học tôi hoàn toàn tự tin để xử lý những vấn đề giáo dục. Cả đời tôi gắn vào giáo dục, nhưng tôi thực sự chắc chắn về những gì đã làm".

Sống và làm việc tại Nga trong thời gian đất nước còn khó khăn, GS Ngọc Đại luôn nỗ lực hết mình để làm tốt công việc được giao. Ông khẳng định: "Tôi là người có ý thức trách nhiệm với đất nước, cái đó chính là sức mạnh của tôi. Tôi luôn áy náy khi đất nước chiến tranh mà mình lại đi học ở Nga, chính vì thế tôi luôn cố gắng học tập và nghiên cứu nghiêm túc”.

Giáo dục - GS. Hồ Ngọc Đại: Sách của tôi sẽ tồn tại vĩnh viễn (Hình 3).

GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ về Công nghệ giáo dục đang gây tranh cãi. 

9h10: Chỉ có thể thay đổi cả nội dung và phương pháp mới có thể tránh những thất bại

"Những năm 1960 của giáo dục thế giới đã có những thất bại. Tôi nghiên cứu về nó và cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến thất bại của giáo dục. Thứ nhất, là những người chỉ chú trọng vào phương pháp. Thứ hai, những người chỉ thay đổi nội dung hoặc phương pháp trong giảng dạy. Nhưng tôi cho rằng, chỉ có thể thay đổi cả nội dung và phương pháp mới có thể tránh những thất bại", giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ.

9h: Các bạn dự có một tiết, tôi chịu trách nhiệm cả đời học sinh

Bắt đầu buổi hội thảo, GS. Đại kể lại một câu chuyện từ ngày ông còn là một giáo viên dạy Toán. "Trong một tiết học có người dự giờ, tôi đã bỏ giáo án đề dạy bởi tôi thấy có những bất cập khi dạy mà dựa quá nhiều vào giáo án. Sau đó có 2 luồng dư luận, một bảo tôi vô kỷ luận khi bỏ giáo án, luồng còn lại là lắng nghe ông Đại xem cái lý của ông ấy là gì. Các bạn dự có một tiết, nhưng tôi chịu trách nhiệm tới cả một đời học sinh", GS Đại nói.

Công Luân 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.