Tối 9/7 các trường THPT lên địa bàn Hà Nội lần lượt công bố ngưỡng điểm đầu vào chỉ ngay sau khi thí sinh biết kết quả thi 1 ngày.
Năm học này, kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội có gần 107.000 thí sinh tham dự. Trong số này, khoảng 64,7% vào các trường THPT công lập. Số còn lại học tại các trường tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Theo quy định, thành phố vẫn được chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, nguyện vọng một và hai phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng ba không bắt buộc.
Thí sinh trúng tuyển sẽ nộp hồ sơ nhập học trong 3 ngày 10-12/7. Nếu trượt nguyện vọng một, các em được xét nguyện vọng 2, 3 (theo hồ sơ đã đăng ký) nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn 1-2 điểm so với điểm chuẩn của trường.
Số lượng thí sinh dự thi lớn, tỉ lệ chọi cao, đề thi ở mức vừa sức, khiến cho “cuộc đua” vào các trường THPT năm nay nóng hơn bao giờ hết. Nhiều em sau khi biết được điểm thi của mình đã sớm chọn phương án nộp hồ sơ vào các trường ngoài công lập, tuy nhiên, vẫn không dễ dàng gì để có được một suất trong trường.
Mới chỉ sau 1 ngày nhận hồ sơ, nhiều trường ngoài công lập đã dừng nhận hồ sơ do đã đủ chỉ tiêu tuyển sinh đề ra.
Với tình hình của năm nay, ngay từ rất sớm chị Minh Hà (Sóc Sơn) đã có phương án cho con mình vào trường ngoài công lập, vị phụ huynh này cho biết: “Tại khu vực xét tuyển của tôi không có quá nhiều sự lựa chọn vì vậy cần phải tính toán kỹ, nộp hồ sơ từ sớm mới có hy vọng có trường cho con học. Ngay khi biết điểm thi ra đình cũng đã tính toán kỹ những trường phù hợp để đăng ký cho con”.
Mặc dù vậy, khi đến nộp hồ sơ tại trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) chị Hà vẫn khá bất ngờ khi nhà trường đã dừng tiếp nhận hồ sơ chỉ sau hai ngày Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2022-2023.
“Đây là trường khá gần nhà nên tiện cháu đi lại, là trường ngoài công lập có chất lượng đào tạo tốt nhất trên địa bàn, trường ngoài công lập duy nhất có đội ngũ giáo viên giảng dạy chất lượng. Tôi đã cố gắng xem xét và chuẩn bị hồ sơ nộp từ sớm vậy mà vẫn không đến lượt. Bây giờ chỉ hy vọng trường sẽ xét tuyển thêm nếu có những thí sinh thay đổi quyết định của mình”, chị Hà bày tỏ.
Cùng chung lo lắng, anh Nguyễn Minh Tuấn suốt mấy ngày nay đã phải tham khảo rất nhiều thông tin trên mạng để tìm trường cho con, bởi nếu không sớm đưa ra quyết định sẽ rất khó để có trường phù hợp.
Do số điểm đạt được trong kỳ thi vừa qua ở mức ngoài 20 điểm và không đỗ các trường công lập, nên anh Tuấn phải nhanh chóng tìm đến các trường ngoài công lập.
Anh Minh Tuấn cho biết: “Trước kỳ thi, chúng tôi đã tính toán đăng ký vào những trường phù hợp với học lực của con, nhưng cháu vẫn không đỗ cả 3 nguyện vọng. Vì vậy, đến khi biết điểm gia đình đã rất bị động để tìm trường cho cháu.
Sau khi tìm hiểu, năm nay trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) lấy 24,75 điểm là một trong những trường mà gia đình rất có nguyện vọng đăng ký. Qua tìm hiểu tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển đại học của trường ở mức cao, và nằm trong khả năng của gia đình cho con theo học”.
Theo tìm hiểu, trường THPT Lạc Long Quân năm học 2022-2023 được Sở GD&ĐT giao 360 chỉ tiêu vào lớp 10, nhưng đến ngày thứ 2 sau khi mở nhận hồ sơ nhà trường đã phải dừng tiếp nhận vì vượt quá số lượng theo nhu cầu tuyển sinh. Rất nhiều phụ huynh như anh Tuấn đều đang khá lo lắng khi không biết sẽ còn cơ hội cho con của mình hay không.
Khó khăn trong quá trình lựa chọn
Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở một trường mà các trường ngoài công lập như THPT Lương Thế Vinh, THPT Phan Huy Chú hay trường Đoàn Thị Điểm cũng gặp phải vấn đề này.
Việc gặp khó khăn khi xin học vào trường ngoài công lập còn ở chỗ, không chhur dừng ở việc tìm hiểu quy định nộp hồ sơ và đóng phí, sau đó khi đi rút hồ sơ để nộp vào trường công cũng là câu chuyện thường thấy trong mỗi mùa tuyển sinh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là bởi, trường ngoài công lập thường chỉ nhận hồ sơ nhập học thời gian rất ngắn, lại trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn lớp 10 công lập.
Nhiều gia đình muốn con có chỗ học chắc chắn nên đành chọn giải pháp nhập học trường tư; nếu đỗ trường công sẽ đến rút hồ sơ trường tư, chấp nhận mất một phần chi phí và coi đó là phí mua sự an toàn cho con.
Ngoài ra, một số phụ huynh đã nộp hồ sơ từ rất sớm vào các trường ngoài công lập khiến cho những thí sinh không đỗ các trường công lập đến sau sẽ có cơ hội được học.
Theo quy định, việc điểm xét tuyển NV2 và NV3 được thực hiện đúng theo Hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT.
Cụ thể: Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm. Học sinh không trúng tuyển NV1 và NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm.
Nếu học sinh đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định thì đến trường đăng ký NV2 hoặc NV3 làm thủ tục nhập học trong thời gian quy định.