Mới đây bà N. (60 tuổi, ở Sơn La) đến Bệnh viện Đa khoa Cuộc Sống với triệu chứng đau bụng âm ỉ, người mệt mỏi, khó chịu.
Tại bệnh viện, khi nội soi dạ dày, bác sĩ xác định có một con sán dây bò ở dạ dày đến ruột non bệnh nhân, kích thước khoảng 6m.
Sau đó, các y bác sĩ bệnh viện đã phẫu thuật, gắp thành công con sán dây ra khỏi người bệnh nhân.
Theo Bệnh viện Đa khoa Cuộc Sống, bệnh nhân bị nhiễm sán dây do thói quen ăn đồ tái, sống, nhất là các món bò tái, gỏi cá, cá sống, hiện rất phổ biến và là món khoái khẩu của nhiều người.
Hiện nay các món bò tái, cá tái, cá sống hiện rất phổ biến và là món khoái khẩu của nhiều người nên nguy cơ bị nhiễm sán dây rất cao.
Để tránh bị nhiễm sán dây, người dân cần giữ thực phẩm sạch sẽ, sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn, tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín.
Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, chuyên gia Y tế khuyến cáo:
Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển buôn bán lợn (heo) theo quy định.
Trúc Chi (t/h theo VOV, Tuổi Trẻ, Nông Nghiệp)