Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 18/01/2022 14:15

Nhận thức về giới đã được định hình từ khi ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình trưởng thành, vì vậy giáo dục có vai trò rất lớn trong vấn đề bình đẳng giới.

Vấn đề về giới là câu chuyện đã được nói đến nhiều, nhưng vẫn là vấn đề nóng cần được quan tâm khi việc thay đổi cần một quá trình. Bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào tiềm thức và ngay bản thân người phụ nữ cũng không nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình.

Trước thực trạng đó, sáng nay (18/1), diễn đàn “Thời đại mới – bàn chuyện giới” do Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức, nằm trong dự án "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu thông qua Oxfam tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn là nơi chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm của mạng lưới nòng cốt 3 bên (Sinh viên - Marketers - Nhà báo), từ đó cùng đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong.

Ở đây, dưới góc nhìn của các chuyên gia, đánh giá rằng 3 trụ cột giáo dục, doanh nghiệp, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao bình đẳng giới trong xã hội.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực

Vấn đề giới trong trường học

Ở giai đoạn trước kia, vấn đề giới còn tồn tại trong sách giáo khoa. Theo nghiên cứu do UNESCO thực hiện, sách giáo khoa có nội dung định kiến về giới, điều này khiến cho bất bình đẳng giới càng trở nên nặng nề.

Nội dung này thể hiện ở việc trong các bài giảng về nghề nghiệp, con trai làm kỹ sư, nhà nghiên cứu, công an, nhưng con gái sẽ làm các công việc nội trợ, công nhân, bán hàng. Chủ thể nam xuất hiện trong sách nhiều hơn là nữ, và càng lên các bậc học cao tỉ lệ xuất hiện nhân vật nữ càng thấp.

Bên cạnh đó, quy định đồng phục trong trường học cũng là vấn đề được coi chưa được thể hiện bình đẳng giới.

Việc mặc áo dài tại các trường học phổ thông cũng là một ví dụ, hay đối với một số trường học sinh nữ có số lượng đồng phục nhiều hơn học sinh nam (váy, quần, áo dài). Lý do là bởi, việc mặc áo dài trong cuộc sống thường ngày gây sự bất tiện trong sinh hoạt, yếu tố thời tiết, mặc cảm ngoại hình cho học sinh.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 2).

Thay đổi suy nghĩ về giới phải được hình thành từ khi các em còn đi học

Trước thực trạng trên, bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam đánh giá:

“Vấn đề bất cập trên sau khi được các phương tiện truyền thông đề cập, tác động của các tổ chức, đã có sức ảnh hưởng đến những người ra chính sách, giúp thay đổi về nhận thức và hành động cụ thể”.

Theo bà Nhung, để thay đổi góc nhìn về giới, những chuyên gia phụ trách xây dựng và thẩm định sách giáo khoa đã có những lớp tập huấn cung cấp kiến thức.

Từ đó, nhóm đối tượng này nhận ra những vấn đề giới đang còn tồn tại trong nội dung, hình ảnh của sách, năng lực giảng dạy của giáo viên các cấp.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 3).

Bà Trần Thị Phương Nhung đánh giá đã có những chuyển biến tích cực bình đẳng giới trong giáo dục

Sau những hoạt động đó, đến giai đoạn hiện nay nhận thức của nhóm làm sách giáo khoa đã được thay đổi tích cực.

“Những tại liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT cho giáo viên đã có một chương về bình đẳng giới, đa dạng về giới, để nâng cao nhận thức cho thầy cô”, bà Nhung bày tỏ.

Ngoài ra, chuyên gia cũng bày tỏ, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc bình đẳng giới, là môt trong ba trụ cột chính tác động tới cộng đồng về những khuôn mẫu về giới.

Thông điệp bình đẳng giới trong truyền thông

Thực tế hiện nay, trong truyền thông, báo chí vẫn còn sử dụng các từ ngữ “bà nội trợ”, “chị em nội trợ”. Điều này cũng thể hiện định kiến giới bắt nguồn từ việc sử dụng từ ngữ theo thói quen hằng ngày. Từ đó thấy được rằng định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức.

Về định kiến giới trong quảng cáo, tiếp thị truyền thông, ông Nguyễn Văn Khôi, Giám đốc Marketing, Công ty CP Deborah Home cho biết: “Các quảng cáo của doanh nghiệp hiện tại còn dập khuôn về giới, còn sử dụng hình ảnh người phụ nữ gắn liền với các công việc nội trợ, đàn ông là trụ cột của gia đình”.

Nguyên nhân vì đây là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tiếp cận được với đa số khán giả.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 4).

Ông Nguyễn Văn Khôi tại diễn đàn

Những năm gần đây, việc áp dụng bình đẳng giới trong quảng cáo phổ biến hơn, người người phụ nữ đã xuất hiện trong những mẫu quảng cáo thể thao, doanh nghiệp,…

Tuy nhên, vấn đề về giới mới xuất hiện trong doanh nghiệp thời gian gần đây, người làm quảng cáo hiện nay đã ý thức các vấn đề về giới luôn mong muốn doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với cộng đồng, có ý thức thúc đẩy bình đẳng giới.

Hạn chế còn tồn đọng ở việc, “Trong quá trình làm việc, người làm truyền thông vẫn nhìn dưới góc độ người làm quảng cáo trước, còn người làm quảng cáo quan tâm đến các vấn đề về giới thì cần thời gian thay đổi”, ông Khôi bày tỏ.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn lo ngại nhiều dự án truyền thông quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới nhưng lại có phản ứng “ngược” từ phía khách hàng, vì vậy họ còn e ngại trong quá trình làm nội dung.

Chia sẻ thêm, bà Phương Nhung mong muốn: “Sinh viên là nhóm được đặt kỳ vọng điều chỉnh hành vi các chiến dịch truyền thông quảng cáo, các truyền thông của báo chí, là người đưa ra những xu hướng mới”.

Nhưng để tránh những người trẻ lại đưa ra những dập khuôn mới thay vì xu hướng tích cực, vai trò giáo dục hết sức quan trọng để giúp cho thế hệ mới có cái nhìn đúng đắn.

Tại buổi chia sẻ, bà Trần Thị Phương Nhung cũng đã đưa ra khái niệm về nhạy cảm giới.

Đó là việc bất kỳ chính sách, quyết định, giải pháp đều được thiết kế, thực hiện dựa trên sự cân nhắc khác biệt trong nhu cầu, thể chất, vị thế, mong muốn của các giới, nhóm người khác nhau trong xã hội. Giúp cho nhóm người này được tiếp cận các chính sách phù hợp nhất.

Điều này thể hiện rõ rất trong việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua, dựa trên các nghiên cứu khoa học, cũng như các yếu tố kèm theo, chúng ta đã chia ra các nhóm đối tượng ưu tiêm được tiêm chủng, điều này phù hợp với vấn đề nhạy cảm giới.

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.