Hội thảo Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL

Hội thảo Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL

Hữu Việt Tâm

Hữu Việt Tâm

Thứ 3, 15/10/2019 16:01

Hội thảo Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL đã diễn ra hôm nay (15/10).

Buổi hội thảo trên do trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, viện Liên bang Các khoa học trái đất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) và dự án Tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam (IGPVN) của Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức.

ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố có tổng diện tích hơn 3,9 triệu hecta. Với điều kiện thuận lợi, ĐBSCL không chỉ là một trong những đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản đứng đầu Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Để sản xuất được nông nghiệp với 2-3 vụ lúa trong năm, cây ăn trái, nuôi thủy sản quanh năm, các khu công nghiệp, dịch vụ cộng với nước phục vụ sinh hoạt cho gần 18 triệu người… Từ đó, tổng nhu cầu nước ngọt trong năm dao động từ 700-2.000m3/s.

Tin nhanh - Hội thảo Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL

Ông Andreas Renck, đại diện viện Liên bang Các Khoa học trái đất và Tài nguyên (BGR) phát biểu tại hội thảo.

Đặc biệt, vào các tháng mùa khô, kiệt, chiếm đến 15-50% dòng chảy kiệt vào lưu vực sông Cửu Long. Điều này đã khiến cho bài toán cân bằng cung – cầu trở thành vấn đề quan trọng hơn trong quản lý nước.

Song song với đó, tại nhiều vùng ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tình hình khai thác nước dưới đất với quy mô lớn ngày càng diễn biến phức tạp, làm giảm mực nước ngầm, vừa gây ô nhiễm vừa gây mặn nguồn nước.

Cũng tại hội thảo, ông Andreas Renck, đại diện viện Liên bang Các Khoa học Trái đất và Tài nguyên (BGR) cho hay, việc khai thác nguồn nước dưới đất làm gia tăng sự sụt lún nền đất và điều này đang diễn ra ở ĐBSCL.

Trung bình, ĐBSCL bị chìm khoảng 11mm/năm, ở một số nơi, tốc độ sụt lún diễn ra nhanh hơn so với mực nước biển dâng có thể lên đến 50 mm/năm. Đáng chú ý, hiện tượng trên không có dấu hiệu chậm lại…

Tin nhanh - Hội thảo Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL (Hình 2).

Quang cảnh buổi hội thảo.

Từ đó, dữ liệu và thông tin nguồn nước dưới đất đóng vai trò trọng tâm trong quá trình ra quyết định, thiết kế chính sách đến các khía cạnh thực hiện như: Cấp phép khai thác hoặc thẩm định cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Tuy có nhiều nỗ lực, nhưng ĐBSCL phần lớn những kiến thức về nguồn nước dưới đất vẫn còn phân bố rải rác ở nhiều cơ quan, dự án. Có sự thiếu hụt thông tin cơ bản về nước dưới đất và thiếu thông tin về hoạt động khai thác nước dưới đất.

Qua hội thảo, Phó Cục trưởng cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cũng đề nghị các ngành chức năng có liên quan cần tập trung vào các vấn đề cụ thể như: Phân tích, nhận diện được đầy đủ các thách thức về cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

Đề xuất cách tích hợp cơ sở dữ liệu hiện hành tại các đơn vị vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.