Kế toán tuyển sinh khối C: Kiểu vơ vét thí sinh

Kế toán tuyển sinh khối C: Kiểu vơ vét thí sinh

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Chủ nhật, 25/03/2018 19:00

Năm nay trong đề án tuyển sinh của mình nhiều trường đại học đã đưa tổ hợp các môn xã hội vào xét tuyển cho khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh… điều này khiến nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi phải chăng các trường đang cố gắng đào tạo vì lợi nhuận?

Nguyên nhân dẫn tới điều này là bởi lẽ, các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của mình. Quy chế tuyển sinh đã quy định: Các trường được sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.

Mặc dù quy định là như vậy, tuy nhiên trước việc các trường “xé rào”, bộ GD&ĐT cũng đã “thổi còi” để tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của chính nhà trường, chất lượng đào tạo cho xã hội…

Kế toán tuyển sinh khối C: Kiểu vơ vét thí sinh

Ảnh minh họa.

Trao đổi với PV, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ Phó vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT) phản đối việc các trường “xé rào” để tuyển sinh. Ông nói: “Rõ ràng các trường đang làm vì lợi nhuận, vì tuyển sinh, nếu tuyển những thí sinh học các ngành khoa học xã hội vào học các ngành khoa học tự nhiên, còn ngành tự nhiên học xã hội hoặc ngành năng khiếu mà không cần… năng khiếu là rất vất vả cho thí sinh. Các trường như vậy là quá ích kỷ”.

“Tại sao tôi nói vậy? Bởi lẽ, các em không có được cái gốc cơ bản của các môn tự nhiên, không có được cái tư duy đặc thù của khối ngành này. Còn với các ngành như Kiến trúc, Thiết kế nội thất đều đòi hỏi người học phải có năng khiếu về hội họa, tư duy về không gian. Từ trước đến nay, các trường có ngành này đều xét tuyển hoặc tổ chức thi môn Vẽ. Trong khi đó, ở bậc THPT, học sinh của Việt Nam không được học môn Mỹ thuật. Chính vì vậy, việc không yêu cầu có môn Vẽ trong tổ hợp xét tuyển vào những ngành học này là không ổn mà đầu tiên là thí sinh sẽ bị thiệt thòi khi vào học không đáp ứng được yêu cầu của ngành đã lựa chọn”, ông nói.

“Việc tuyển sinh như vậy là vơ vét thí sinh, người học vào một thời gian sẽ không thể theo nổi chương trình mà bỏ hoặc ra trường với 1 tấm bằng vô giá trị. Điều đó sẽ tiêu tốn thời gian, tiền bạc của xã hội”, ông Khuyến bức xúc.

Cuối cùng, ông Khuyến cho rằng: “Bộ GD&ĐT cần thắt chặt lại việc cho phép các trường tuyển sinh để đảm bảo chất lượng nhân lực cho xã hội, cũng như tránh lãng phí tài sản của xã hội. Các trường cần tuyển sinh và đào tạo chuyên sâu, mang đặc thù riêng chứ không thể mạnh ai người ấy làm”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT): Nếu có thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn, vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc thì khó tiếp thu kiến thức, không hứng thú trong khi học và sau này, nếu có tốt nghiệp cũng khó xin việc làm. Giả dụ xin được việc làm thì cũng khó trở thành công việc yêu thích, đam mê, để cống hiến và phát triển... Nhiều thí sinh bỏ học giữa chương trình thường rơi vào trường hợp này, chấp nhận mất học phí, thời gian, công sức...
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.