Kháng sinh không phải là “phao cứu sinh” cho trẻ bị viêm họng

Kháng sinh không phải là “phao cứu sinh” cho trẻ bị viêm họng

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 4, 20/06/2018 14:57

Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hô hấp đã thống kê, chỉ 20% trẻ viêm họng do vi khuẩn và cần dùng đến kháng sinh. Nhiều bậc cha mẹ cho con dùng kháng sinh ngay khi phát hiện con bị viêm họng là hoàn hoàn sai lầm và quá mạo hiểm.

Sau đây là một số thông tin hữu ích về viêm họng trẻ nhỏ mẹ cần biết. 

Kháng sinh không phải là “phao cứu sinh” cho trẻ bị viêm họng

Con viêm họng làm nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ nhỏ dù do nguyên nhân gì cũng rất dễ dàng để nhận thấy. Các bậc cha mẹ cần để ý khi trẻ có những biểu hiện sau đây để có giải pháp kịp thời và hiệu quả chữa viêm họng cho trẻ. 

  • Đau rát họng, ho khan, dễ ọe, nôn trớ: Trẻ khó nuốt, dễ mắc và rát họng, cảm giác đau nhói khi nuốt có thể dẫn đến hiện tượng ho khan, không muốn nuốt, ăn vào dễ trớ.
  • Xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay… Đây là những triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Các mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị để tránh diễn biến bệnh nặng hơn.
  • Bé bị ngạt mũi, lười ăn, nôn trớ và quấy khóc: Từ 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sốt cao 39-40 độ C, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém gây mệt mỏi kéo dài.
  • Hạch cổ sưng đau: Có những trường hợp trẻ sẽ có hiện tượng sưng hạch ở cổ – đây là hiện tượng bình thường, các bậc phụ huynh cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ kêu đau ở vùng cổ họng hay nuốt nước bọt thấy khó chịu.
  • Trẻ khó thở, phải thở bằng mồm: Hiện tượng này xảy ra khi trẻ bị viêm họng sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng. Trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng, sẽ khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn – đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập. 

Cứ thấy con viêm họng là “giã kháng sinh”, thói quen chết người của hàng trăm mẹ Việt

Theo thống kê tại khoa hô hấp, khoa Nhi của nhiều bệnh viện, 80% trường hợp viêm họng là do virus gây ra, thường là: Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virus cúm A/B, viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)...

Bên cạnh đó, các chất kích thích và chất gây dị ứng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm họng, bao gồm: không khí bị ô nhiễm, các hóa chất công nghiệp, thuốc xịt côn trùng, phấn hoa... Đặc biệt, vào mùa thu đông với không khí khô hanh và lạnh hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ, bé dễ bị nhiễm lạnh rồi phát sinh bệnh viêm họng. Ngay cả thời tiết oi nóng và sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách cũng có thể khiến bé dễ dàng bị viêm họng. Với các trường hợp này, kháng sinh không có tác dụng. 

Kháng sinh không phải là “phao cứu sinh” cho trẻ bị viêm họng (Hình 2).

Lạm dụng kháng sinh để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ nhỏ

Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác dụng lên một số chủng vi khuẩn nhất định. Kháng sinh không tiêu diệt được virus vì virus hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đang dẫn đến một cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu, khi ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Một trong số những hành động lạm dụng kháng sinh phổ biến nhất là sử dụng nó để điều trị viêm họng.

Chúng ta càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ càng nhanh tiến hóa để thích nghi và chống lại những loại kháng sinh này. Và cứ như vậy, những con vi khuẩn tiến hóa này sẽ tiếp tục lan truyền bệnh, bên cạnh đó chúng sẽ “dạy lại” những con vi khuẩn khác phương pháp phòng vệ để chống lại các loại kháng sinh.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể làm bệnh nặng hơn.

- Khi thấy viêm họng kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

- Ngoài ra, cần giữ cho vùng mũi họng của trẻ tránh được những tác nhân từ môi trường như: Tạo thói quen đội mũ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh.

- Phòng bệnh sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm vùng mũi họng cho trẻ. Tuy nhiên cách tốt nhất để trẻ chủ động phòng tránh những tác nhân gây bệnh viêm họng như vi khuẩn, vius thì cha mẹ cần bổ sung cho trẻ thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dich, nâng cao sức đề kháng cho trẻ như Cốm NutriBaby plus.

Với công thức tối ưu và được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, cốm NutriBaby plus tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng và chống tác nhân gây bệnh bên ngoài đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp là giải pháp tuyệt vời cho mẹ Việt chăm con khỏe.

Phải làm gì khi trẻ bị viêm họng, là nỗi băn khoăn của nhiều ông bố, bà mẹ. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên các bậc cha mẹ đã có thêm kinh nghiệm để chăm sóc trẻ viêm họng để con lớn lên khỏe mạnh, thông minh. 

Kháng sinh không phải là “phao cứu sinh” cho trẻ bị viêm họng (Hình 3).

Cốm NutriBaby plus nâng cao sức đề kháng, phòng tránh viêm nhiễm hô hấp cho trẻ nhỏ

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước). Bố mẹ cũng có thể tham khảo thông tin điểm bán tại đây:

 http://nutribaby.vn/diem-ban.

 Fanpage:

https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Thu Loan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.